Kinh tế thị trường và sự tồn tại tất yếu của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 27 - 29)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. Một số vấn đề chung về kinh tế ngoài quốc doanh

1.3.1. Kinh tế thị trường và sự tồn tại tất yếu của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc nghiên cứu KTNQD nói chung và thuế đối với KTNQD nói riêng không thể tách rời việc nghiên cứu những đặc điểm của môi trường mà KTNQD tồn tại và phát triển. Đó chính là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, việc chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường

chính là nội dung bao trùm nhất của công cuộc đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, được tiếp tục khẳng định ở những Đại hội lần thứ VII, VIII, IX [12]. Vậy, kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản gì? Nhiều đặc trưng, song có thể nêu ít nhất mấy đặc trưng đáng quan tâm sau đây:

Thứ nhất, đó là tính chất đa thành phần của nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam được chia thành hai khu vực cơ bản đó là: Khu vực kinh tế nhà nước (kinh tế quốc doanh cũ) và KTNQD. Mỗi khu vực đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, cùng nhau tồn tại, phát triển theo nguyên tắc hỗ trợ, hỗn hợp, đan xen và bổ sung cho nhau.

Thứ hai, trong cơ chế thị trường, mọi sản phẩm sản xuất đều mang tính chất hàng hóa với đầy đủ ý nghĩa của nó. Không những thế, vật tư, kỹ thuật, sức lao động, trí tuệ, thông tin,... đều được coi là hàng hóa, tiêu thụ trên thị trường với giá cả được xác định chủ yếu theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu, trên nguyên tắc thuận mua vừa bán.

Thứ ba, tính cạnh tranh. Trong khuôn khổ pháp luật, mọi thành phần kinh tế được tham gia bình đẳng ở tất cả mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ (trừ một số ngành nghề Nhà nước cấm kinh doanh), việc đầu tư tiền vốn, tăng cường trang thiết bị kỹ thuật, thuê mướn công nhân, liên doanh liên kết cả trong và ngoài nước đều được khuyến khích phát triển.

Tại Đại hội XII, Đảng đã khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Việc Đảng ta xác nhận “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng” trong phát triển đất nước (Đại hội X mới ghi nhận: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”), không chỉ xác nhận vai trò mới của kinh tế tư nhân mà còn mở ra những cơ hội mới để thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn.

Tại Đại hội XII, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định chủ trương: “Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập

đoàn kinh tế nhà nước”. Điều này cho thấy, Đảng ta đã nhận thấy rõ trong phát triển kinh tế, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân hay còn gọi là phát triển khu vực KTNQD là một xu thế tất yếu, là một kênh quan trọng giúp Nhà nước thực thi nhiệm vụ kinh tế đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)