PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng công tác thu thuế của Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang
2.2.2. Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn
Quản lý thu thuế hộ kinh doanh là một công việc khó khăn và phức tạp do sự thường xuyên biến động về số lượng (tăng - giảm) và do sự đa dạng trong ngành nghề kinh doanh.
Mô hình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh được minh họa bằng sơ đồ sau:
Hình 3: Mô hình quản lý thuế hộ kinh doanh
Chú thích:
(1), (2), (3): Lập bộ khoán thuế cho hộ kinh doanh (4): Theo dõi, đôn đốc thu nợ khi hộ kinh doanh nợ thuế
2.2.2.1. Tình hình quản lý hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Chợ Gạo hiện nay chủ yếu là hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định trên doanh thu hay còn gọi là hộ khoán thuế.
Bảng 2.12: Tình hình quản lý số hộ kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017
ĐVT: hộ STT Chỉ tiêu Năm So sánh Tỷ lệ %) [Tăng (+), giảm (-)] 2015 2016 2017 2016 /2015 2017 /2016
1 Tổng số hộ đăng ký kinh doanh 1.453 1.548 1.822 + 6,53 + 17,70 2 Tổng số hộ Cơ quan thuế quản lý
Trong đó: 1.325 1.414 1.705 + 6,71 + 20,58 Hộ thuộc diện không phải chịu
thuế GTGT và thu nhập cá nhân 800 500 700 - 37,50 + 40,00 3 Số hộ chưa quản lý 128 134 117 + 4,69 -12,69
(Nguồn: Đội Tuyên truyền, hỗ trợ và Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán)
Qua bảng 2.12, ta thấy tổng số hộ cơ quan thuế quản lý tăng dần qua các năm, số hộ phát sinh mới nhiều hơn số hộ xin giải thể. Ngoài ra, vốn ĐKKD bình quân tăng dần qua các năm.
Tuy nhiên, công tác quản lý hộ kinh doanh theo MST còn gặp nhiều khó khăn do chưa có sự thống nhất giữa Phòng Tài chính - Kế hoạch và Chi cục Thuế; việc cấp giấy chứng nhận ĐKKD tách rời với đăng ký thuế làm cho công tác quản lý hộ kinh doanh không chặt chẽ, tốn thời gian, chi phí; Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng không hậu kiểm, do đó có một số trường hợp hộ ngừng kinh doanh nhưng không thu hồi giấy phép, hoặc cấp giấy phép nhưng hộ không hoạt động... Qua so sánh đối chiếu giữa số hộ có ĐKKD với số hộ cơ quan thuế đang quản lý, cho thấy trong thời gian qua, vẫn xảy ra tình trạng thất thu về số hộ chưa quản lý thuế được.
Tổng số hộ ĐKKD tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2016 so với năm 2015 tỷ lệ đăng ký tăng lên 106,53% và năm 2017 so với năm 2016 tỷ lệ tăng lên 117,70%. Điều này cho thấy thời gian qua công tác quản lý tuyên truyền và đăng ký kê khai của các doanh nghiệp trên địa bàn thì Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo đã làm rất tốt. Tượng tự, ta cũng thấy tổng số hộ cơ quan thuế quản lý qua các năm cũng tăng, năm 2016 tăng lên 106,71% so với năm 2015 và năm 2017 tỷ lệ này tăng lên 120,58% so với năm 2016. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy hộ thuộc diện không phải chịu thuế GTGT và thu nhập cá nhân có xu hướng giảm, năm 2016 chỉ đạt 62,50% so với năm 2015 nhưng sau đó lại tăng lên 140% năm 2017 so với hộ thuộc diện không phải chịu thuế GTGT và thu nhập cá nhân năm 2016. Một điều đáng quan tâm ở đây là số hộ chưa quản lý của Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo có xu hướng giảm, đặc biệt, năm 2017 so với năm 2016 chỉ đạt 87,31%. Đây là tín hiệu đáng mừng vì giảm được số hộ chưa quản lý, đồng nghĩa là Chi cục Thuế tăng nguồn thu NSNN trong tương lai.
2.2.2.2. Công tác kê khai, khoán thuế hộ kinh doanh
- Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai: Hộ kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán tự tính, tự khai và nộp thuế.
Thời gian qua, công tác quản lý việc nộp hồ sơ khai thuế của hộ có lập sổ sách kế toán ngày càng đạt hiệu quả qua các năm. Tuy nhiên, số hộ kê khai lập bộ hàng năm rất ít, năm 2015 số hộ kê khai chỉ chiếm 0,6% trên tổng số hộ quản lý thuế, năm 2016 số hộ kê khai chiếm 1,2% so với tổng số hộ quản lý thuế, năm 2017 số hộ kê khai chiếm 1,4% so với tổng số hộ quản lý thuế.
- Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế: Huyện Chợ Gạo vẫn áp dụng thu thuế đối với hộ kinh doanh theo hình thức khoán thuế là chủ yếu.
Như vậy, việc quản lý thu thuế đối với hộ cá thể kinh doanh ở huyện Chợ Gạo trong thời gian qua đã được thực hiện theo một quy trình thống nhất do Tổng cục Thuế quy định. Nhìn chung, việc thực hiện vẫn còn hình thức, duy trì quá lâu thời gian ổn định thuế của hộ kinh doanh; doanh thu kê khai, khoán thuế của hộ kinh doanh không sát với thực tế kinh doanh; việc xác định số thuế phải nộp còn thiếu
tính khoa học, chưa đảm bảo quy trình quản lý thuế hộ kinh doanh như: Chưa điều tra xác định doanh số thực tế của hộ kinh doanh làm cơ sở ổn định thuế mà chủ yếu hiệp thương số thuế phải nộp để tính ngược lại doanh số. Do đó tình trạng thất thu về doanh số còn lớn.
2.2.2.3. Công tác thu nộp tiền thuế
Cơ quan thuế và KBNN đã thực hiện dự án hiện đại hóa thu nộp NSNN; đồng thời KBNN cũng đã ủy nhiệm thu thuế cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, tại huyện Chợ Gạo chỉ có doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua ngân hàng, còn hộ kinh doanh thì vẫn theo hình thức cán bộ thuế trực tiếp đi thu. Trong khi biên chế của Đội thuế liên xã - thị trấn có 08 cán bộ phải phụ trách 11 đơn vị, do đó một người phải phụ trách thu nhiều xã, nên việc đăng nộp tiền thuế đôi lúc chưa kịp thời.
2.2.2.4. Công tác kiểm tra thuế
Theo báo cáo kết quả kiểm tra của Chi cục Thuế qua các năm cho thấy, hiệu quả kiểm tra thuế đối với hộ kinh doanh chưa cao về mặt chất lượng và số lượng.
- Về mặt số lượng: Số lượt tổ chức kiểm tra trong năm không đáng kể, chưa
đủ số lượt kiểm tra đã đăng ký và được duyệt từ đầu năm; việc tổ chức kiểm tra đơn vị ngừng kinh doanh không đạt yêu cầu đề ra; phạm vi kiểm tra, ngành nghề kinh doanh được kiểm tra chưa bao quát.
- Về mặt chất lượng: Kết quả xử lý vi phạm về thuế sau kiểm tra quyết toán
thuế không nhiều, trong khi đó thực tế còn thất thu thuế lớn ở khu vực hộ kinh doanh. Sau kiểm tra, việc tổ chức thu hồi nợ thuế còn chậm, thiếu kiên quyết. Đối với hộ tạm ngừng kinh doanh, việc kiểm tra mang hình thức nên kết quả kiểm tra không có sai phạm, trong khi đó thực tế cho thấy hộ ngừng kinh doanh sau khi có quyết định miễn, giảm thuế vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.2.2.5. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ hộ kinh doanh
Thực trạng công tác tuyên truyền, hỗ trợ hộ kinh doanh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, do hộ kinh doanh không thường xuyên giao dịch tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế mà tập trung chủ yếu tại Đội thuế liên xã - thị trấn. Ở đội thuế, phần lớn CBCC thuế chưa được trang bị kỹ năng về tuyên truyền chính sách thuế, thiếu cập nhật thông tin về thuế do nhiều yếu tố khác nhau.
Những năm qua, ngành Thuế đã đầu tư cho công tác tuyên truyền, hỗ trợ thuế, nhưng phương pháp và nội dung tuyên truyền hiệu quả chưa cao.
2.2.3. Các trường hợp thất thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang
* Đối với doanh nghiệp
Từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 7 năm 2015, công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo được thực hiện lần lượt theo quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ban hành theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14 tháng 10 năm 2011, Quyết định số 2379/QĐ-TCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 và Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế.
Sau khi thực hiện quy trình, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được triển khai một cách tích cực, tạo điều kiện cho cơ quan thuế, cán bộ thuế thực thi công vụ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, Cục thuế đã thực hiện rà soát, đối chiếu, phân loại nợ và áp dụng nhiều biện pháp thu nợ thuế để thu vào NSNN.
Bảng 2.13: Tình hình nợ thuế các doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2017
STT
Chỉ tiêu
Năm
2015 2016 2017
1 Tổng số thu (triệu đồng) 33.902,0 45.940,0 45.997,0
2 Tổng số nợ thuế ngoài quốc doanh (triệu đồng) 1.630,0 2.100,0 2.050,0
3 Nợ DN có khả năng thu (triệu đồng) 620,0 765,0 778,0
4 Tổng số nợ thuế ngoài quốc doanh/tổng số thu (%) 4,8 4,6 4,5 5 Nợ DN có khả năng thu/ tổng nợ thuế (%) 38,0 36,4 38,0
(Nguồn: Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế)
Ngoài việc quản lý nợ thuế theo đúng quy định, Cục Thuế còn áp dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, nên công tác quản lý nợ thuế trong thời gian qua đã cơ bản đi vào nề nếp.
Qua số liệu bảng 2.13 về nợ thuế các doanh nghiệp từ năm 2015 - 2017 cho thấy, tỷ lệ nợ thuế khu vực KTNQD trên tổng số thu có xu hướng giảm xuống. Năm
4,5%. Theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, mức nợ không được vượt quá 5% trên tổng số thu trong cân đối nộp vào NSNN. Đây là mục tiêu để bộ phận thu nợ và cưỡng chế nợ thuế phải đạt được. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp có khả năng thu/tổng nợ chiếm tỷ lệ cao, năm 2015 là 38%, năm 2016 là 36,4% và năm 2017 là 38%.
Về mặt chính sách, tỷ lệ phạt chậm nộp thuế là 0,05%/ngày đối với các khoản nợ đến 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định, vi phạm chậm nộp thuế 0,07%/ngày kể từ ngày 91 trở đi. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay cũng như so với lãi suất cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì tỷ lệ này là cao, đủ sức nặng kinh tế răn đe người nộp thuế có ý đồ vi phạm. Khuôn khổ pháp lý về cưỡng chế nợ thuế chưa hoàn thiện và chưa hợp lý. Luật Quản lý thuế quy định còn khá cứng nhắc về nguyên tắc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Theo đó, chỉ khi không thực hiện được biện pháp cưỡng chế quy định trước thì mới thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế tiếp theo. Tuy nhiên, biện pháp khả thi nhất thì lại là biện pháp phải thực hiện sau.
Về phía DN: Một bộ phận các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không có nguồn vốn để tiến hành sản xuất, kinh doanh; một bộ phận khác có ý thức tuân thủ pháp luật kém, sẵn sàng vi phạm pháp luật miễn là đạt được lợi ích cục bộ.
Về phía cơ quan thuế: Chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền được giao trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế. Chưa thực sự tìm mọi biện pháp để thu hồi những khoản nợ thuế có khả năng thu, chưa thực sự chủ động thực hiện quyết liệt việc triển khai các biện pháp để đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nộp số thuế nợ đọng vào ngân sách. Do đó, các doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không nộp số thuế nợ đọng nhằm chiếm dụng tiền thuế.
Bảng 2.14: Tình hình nợ thuế của hộ kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 STT STT Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 1 Tổng số thu (triệu đồng) 33.902,0 45.940,0 45.997,0
2 Tổng số nợ thuế ngoài quốc doanh (triệu đồng) 1.630,0 2.100,0 2.050,0
3 Nợ Hộ kinh doanh có khả năng thu
(triệu đồng) 515,0 692,0 674,0
4 Tổng số nợ thuế ngoài quốc doanh/tổng số thu (%) 4,8 4,6 4,5 5 Nợ Hộ KD có khả năng thu/tổng nợ thuế (%) 32,0 33,1 32,9
(Nguồn: Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế)
Quản lý nợ thuế được thực hiện theo quy trình quản lý nợ thuế của Tổng cục Thuế. Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, hàng năm Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo chỉ đạo Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ thuế trên địa bàn; phân công cán bộ theo dõi đôn đốc theo từng ngành, lĩnh vực; thường xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ để phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế; mạnh dạn áp dụng các biện pháp xử phạt do chậm nộp tiền thuế, tăng cường triển khai cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Thực trạng công tác quản lý nợ thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế giai đoạn 2015 - 2017 cho thấy, nợ đọng tiền thuế ngày càng tăng, tỷ lệ nợ của hộ kinh doanh có khả năng thu/tổng nợ thuế cũng tăng lên, mặc dù tỷ lệ nợ thuế ngoài quốc doanh/tổng số thu có giảm, điều này cho thấy công tác quản lý nợ chưa tốt.
Công tác cưỡng chế nợ thuế thực hiện theo quy trình cưỡng chế nợ thuế của Tổng cục Thuế. Trong những năm qua, Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã tiến hành rà soát đối chiếu và phân loại các khoản nợ (nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, nợ chờ xử lý, nợ của các đơn vị cá nhân bỏ trốn, mất tích, nợ chây ỳ…). Tuy nhiên, biện pháp thực hiện cưỡng chế nợ tại Chi cục Thuế huyện Chợ Gạo thời gian qua chưa được thực hiện tốt. Cụ thể là chưa tổ chức cưỡng chế nợ thuế được trường hợp nào, chủ yếu là vận động, nhắc nhở và lập biên bản cam kết nợ.