CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Lào Cai
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.383,89km2. Vị trí nằm ở các điểm: Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh n Bái; phía Đơng giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là “cửa ngõ”, “cầu nối” của Việt Nam, các nước ASEAN với thị trường Vân Nam và miền Tây Nam Trung Quốc. Với vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Địa hình: Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m đến 3.143 m so với mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một mơi trường thiên nhiên rất đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau (tiểu vùng).
Khí hậu: Lào Cai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là nhiều loại cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả, v.v…
Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 – 240C; cao nhất 360C, thấp nhất 100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thị xã Lào Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên tồn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000m (Sa Pa, Bát Xát) nhiều năm có tuyết rơi.
Tính đến hết năm 2018 diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 636.403,2 ha trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 480.983 ha chiếm 75,58%; diện tích đất phi nơng nghiệp là 33.704,75 ha chiếm 5,28% và diện tích đất chưa sử dụng là 121.715,45 ha chiếm 19,14% diện tích tự nhiên.
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai những năm vừa qua
3.1.2.1. Kinh tế
Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi, nơi có hai con sơng Hồng và sơng Chảy, có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và có nhiều tiềm năng khác thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch. Lào Cai nổi tiếng với khu du lịch Sa Pa, là nơi có khí hậu, thời tiết mát mẻ, có đỉnh núi Fansipan cao nhất Đơng Nam Á, giờ lại đầu tư cho du lịch nên hấp dẫn du khách nhiều nơi tới nghỉ dưỡng và khám phá.
Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản.
Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Cơn Minh - Hải Phịng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc (gồm 11 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu km² và dân số hơn 380 triệu người); là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung
Quốc ra cảng Hải Phịng và nối với vùng Đơng Nam Á. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sơng và tương lai sẽ có cả đường hàng khơng. Là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm ngay trong thị xã tỉnh lỵ có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá phát triển. Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và đang được tập trung xây dựng thành cửa khẩu văn minh, hiện đại, đủ điều kiện trở thành nơi trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, từng bước chuẩn bị cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.
Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực:
- Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi.
- Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thơng đi lại cịn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.
- Khu vực III: Là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thơng đi lại cịn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội cịn hạn chế.
Bảng 3.1. Tình hình kinh tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018 (Tính theo giá hiện hành) (Tính theo giá hiện hành)
Ngành 2016 2017 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 BQ GT (Tỷ đồng) CC (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) GT (Tỷ đồng) CC (%) Nông- Lâm nghiệp, thủy sản 4.551,00 15,61 4.978,00 15,36 5.018,00 13,83 9,38 0,80 5,09 CN- TTCN- Xây dựng 10.163,00 34,87 11.466,00 35,37 13.279,00 36,60 12,82 15,81 14,32 Du lịch- Dịch vụ 14.435,00 49,52 15.969,00 49,27 17.982,00 49,57 10,63 12,61 11,62 GTSX 29.149,00 100,00 32.413,00 100,00 36.279,00 100,00 11,20 11,93 11,56
Năm 2018, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Tỉnh đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; 25/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 11,93% (là năm có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, gấp đôi so với cả nước, đứng thứ 3/14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc). Trong đó, nơng lâm thủy sản tăng 0,8%; cơng nghiệp - xây dựng tăng 15,81%; du lịc dịch vụ tăng 12,61.
Giai đoạn 2016 – 2018 tỉnh duy trì cơ cấu kinh tế tích cực, hợp lý với tỷ trọng trong tổng GRDP giảm dần nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, du lịch dịch vụ: ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 34,87% lên 36,6%; dịch vụ chiếm 49,57%; nông nghiệp giảm từ 15,61% xuống còn 13,83%.
3.1.2.2. Dân số, lao động
Dân số toàn tỉnh: 694.416 người (số liệu năm 2018). Mật độ dân số bình quân: 106 người/km2, trong đó: Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hồ thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của tỉnh.
Qua bảng tổng hợp ta thấy dân số của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018 có xu hướng tăng nhẹ với tốc độ tăng dân số bình qn là 1,46%/năm. Trong đó dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn chiếm 77,13%; dân số thành thị chiếm 22,87% dân số toàn tỉnh.
Lực lượng trong độ tuổi lao động của tỉnh Lào Cai chiếm 63% dân số và có tốc độ tăng bình qn là 1,69 %/năm, trong đó chủ yếu là lao động nông thơn chiếm tới 80% lao động tồn tỉnh.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của tỉnh giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: Người
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%)
17/16 18/17
Dân số 674.530 684.295 694.416 101,45 101,48
Phân theo giới tính
Nam 340.877 345.748 351.037 101,43 101,53 Nữ 333.653 338.547 343.379 101,47 101,43 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 154.928 157.019 158.766 101,35 101,11 Nông thôn 519.062 527.276 535.650 101,58 101,59 Lao động 422.460 432.751 436.861 102,44 100,95
Phân theo giới tính
Nam 213.932 223.614 225.886 104,53 101,02 Nữ 208.528 209.137 210.975 100,29 100,88 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 93.085 87.544 87.672 94,05 100,15 Nông thôn 329.375 345.207 349.189 104,81 101,15
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2018)