6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước
Nước đối với tỉnh Lào Cai
Từ kinh nghiệm quản lý chi NSNN của các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học quản lý chi NSNN tỉnh ở Lào Cai như sau:
Thứ nhất, kinh nghiệm các tỉnh đều cho thấy, phải xác định được mục tiêu ưu tiên trong chi NSNN. Trong khâu lập và phân bổ dự toán chi NS cần cân đối nguồn lực hợp lý để bố trí nguồn chi cho các mục tiêu ưu tiên, nhất là chi cho mục tiêu ĐTPT phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, chú trọng ĐTPT kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó tăng khả năng cân đối thu – chi NSNN, tăng quyền chủ động của địa phương.
Thứ hai, phải đảm bảo cân đối chi thường xuyên và chi ĐTPT. Trong quản lý chi ĐTPT phải hạn chế tình trạng phân bổ vốn dàn trải, dẫn đến chậm tiến độ thi công các công trình và nợ đọng XDCB kéo dài, ngăn ngừa hành vi gây thất thoát, lãng phí do áp sai đơn giá, lập dự toán kinh tế, kỹ thuật chưa sát với thực tế...
Thứ ba, tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng NS thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí. Cần khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp nhằm phát huy tối đa khả năng huy động nguồn thu của các đơn vị, xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào NSNN. Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đưa các phương án tiết kiệm chi thường xuyên vào chương trình hành động. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đi đôi với khoán biên chế trong các cơ quan hành chính.
Thứ tư, tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm cho cán bộ quản lý tài chính để họ chủ động, tự do và linh hoạt hơn trong quản lý điều hành. Các cơ quan
đầu tỉnh cần thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý chi NS cho chính quyền cấp huyện trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp huyện phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế từng huyện, quận, thành phố.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn trả lời các câu hỏi sau:
- Những vấn đề lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước cấp tỉnh là gì?
- Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Lào Cai thời gian qua như thế nào?
-Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại tỉnh Lào Cai thời gian qua?
-Giải pháp nào để tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại tỉnh Lào Cai trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp cho luận văn thông qua những tài liệu lý thuyết về quản lý kinh tế, kinh tế học vĩ mô và vi mô, các lý thuyết về tài chính - tiền tệ; thông tin và dữ liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã có như luận án, luận văn có cùng đối tượng nghiên cứu; các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về chi thường xuyên NSNN;...; Ngoài ra, tác giả còn thu thập qua các tài liệu thống kê được công khai của tỉnh Lào Cai, các báo cáo tổng kết, sơ kết quyết toán thu, chi Ngân sách Nhà nước các năm 2016 đến 2018; báo cáo kiểm soát chi NSNN tại tỉnh Lào Cai; Niên giám thống kê tại thành phố Lào Cai năm 2016, 2017, 2018... Trên cơ sở những dữ liệu, thông tin đã thu thập nghiên cứu sẽ tiến hành hệ thống hóa và phân tích nhằm đối chiếu, so sánh giữa lý luận với kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho đối tượng nghiên cứu của luận văn.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Các thông tin, số liệu sau khi thu thập được tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Tác giả sử dụng các chương trình ứng dụng trên máy tính như word, excel,... để tổng hợp số liệu. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
* Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
* Phương pháp phân tích thống kê
Căn cứ vào các tài liệu, báo cáo tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và biểu hiện các chỉ tiêu đó dưới dạng bảng số liệu hoặc đồ thị thống kê nhờ vào sự hỗ trợ của các phương pháp chuyên môn của khoa học thống kê, rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu chung về quản lý thu/chi NSNN
2.3.1.1. Kết quả thu NSNN
- Tổng số thu NSNN (từng kỳ và lũy kế) và phân tổ theo các tiêu thức: theo cấp ngân sách được hưởng; theo lĩnh vực; theo ngành; theo nội dung; Theo mục lục ngân sách.
- Số món thu NSNN (từng kỳ và lũy kế).
- Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu NSNN theo từng kỳ. - Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu NSNN lũy kế.
2.3.1.2. Kết quả chi NSNN
- Tổng số chi NSNN (từng kỳ và lũy kế) và phân tổ theo các tiêu thức: theo cấp ngân sách được hưởng; theo lĩnh vực; theo ngành; theo nội dung; Theo mục lục ngân sách.
- Số lượng khoản mục chi NSNN
- Tỷ lệ hoàn thành dự toán chi NSNN theo từng kỳ - Tỷ lệ hoàn thành dự toán chi NSNN lũy kế
2.3.1.3. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý NSNN
- Tổng số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ
- Số thu NSNN bình quân trên một cán bộ công chức, viên chức KBNN (từng kỳ và lũy kế).
2.3.2. Các chỉ tiêu về quản lý chi thường xuyên NSNN
2.3.2.1. Công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN - Dự toán chi ngân sách cho chi thường xuyên
Dự toán chi thường xuyên = ∑ số chi cho các lĩnh vực
Chỉ tiêu phản ánh quy mô dự toán chi ngân sách cho hoạt động sử dụng ngân sách thường xuyên trong các lĩnh vực như kinh tế, y tế, thể thao, văn hóa thông tin, khoa học công nghệ, chi khác… quy mô mỗi lĩnh vực chi này càng lớn càng cho thấy mức độ ưu tiên của địa phương cho phục vụ đời sồng người dân và nhu cầu phát triển KT-XH.
- Tốc độ phát triển bình quân của các khoản chi thường xuyên NSNN TĐPTBQ = √ 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑐ℎ𝑖 𝑛ă𝑚 𝑛
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑐ℎ𝑖 𝑛ă𝑚 𝑔ố𝑐 𝑛−1
2.3.2.2. Chấp hành dự toán chi NSNN
Công tác chấp hành dự toán NSNN
- Tỉ lệ thực hiện chi NSNN so với dự toán chi hàng năm đối với NSNN (%)
Ý nghĩa: Cho biết kết quả thực hiện chi NSNN ở địa phương so với dự toán được giao.
- Tỉ lệ thực hiện chi NSNN so với dự toán hàng năm (%)
Ý nghĩa: Cho biết kết quả QL NSNN hàng năm so với dự toán được giao tại địa phương.
- Cơ cấu chi ở cấp tỉnh (%)
Ý nghĩa: Cho biết cơ cấu chi NSNN tại địa phương theo các năm đối với cấp huyện, cấp xã.
2.3.2.3. Quyết toán chi NSNN
- NSNN đối với các khoản chi như thu NSNN, chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chương trình, dự án chuẩn bị thực hiện, đang thực hiện và đã hoàn thành và đã được phê duyệt quyết toán.
Ý nghĩa: Cho biết công tác quản lý NSNN đối với khoản thu/chi như chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chương trình, dự án chuẩn bị thực hiện, đang thực hiện và đã hoàn thành và đã được phê duyệt quyết toán.
- Số kinh phí từ chối thanh toán NSNN
Ý nghĩa: Cho biết kết quả hoàn lại NSNN đối với các khoản chi không đúng theo quy định.
- Tình trạng tạm ứng và thu hồi tạm ứng chi NSNN
Ý nghĩa: Cho biết kết quả tạm ứng và thu hồi tạm ứng đối với chi NSNN
2.3.2.4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát thu NSNN
Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn
Tổng số món và tổng số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi
Tỷ lệ số món và số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi;
Tỷ lệ dự án được thanh toán bị kiểm toán kết luận vi phạm/tổng số dự án được kiểm toán;
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH LÀO CAI
3.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Lào Cai
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.383,89km2. Vị trí nằm ở các điểm: Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là “cửa ngõ”, “cầu nối” của Việt Nam, các nước ASEAN với thị trường Vân Nam và miền Tây Nam Trung Quốc. Với vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Địa hình: Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m đến 3.143 m so với mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau (tiểu vùng).
Khí hậu: Lào Cai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả, v.v…
Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 – 240C; cao nhất 360C, thấp nhất 100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thị xã Lào Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000m (Sa Pa, Bát Xát) nhiều năm có tuyết rơi.
Tính đến hết năm 2018 diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 636.403,2 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 480.983 ha chiếm 75,58%; diện tích đất phi nông nghiệp là 33.704,75 ha chiếm 5,28% và diện tích đất chưa sử dụng là 121.715,45 ha chiếm 19,14% diện tích tự nhiên.
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai những năm vừa qua
3.1.2.1. Kinh tế
Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi, nơi có hai con sông Hồng và sông Chảy, có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và có nhiều tiềm năng khác thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch. Lào Cai nổi tiếng với khu du lịch Sa Pa, là nơi có khí hậu, thời tiết mát mẻ, có đỉnh núi Fansipan cao nhất Đông Nam Á, giờ lại đầu tư cho du lịch nên hấp dẫn du khách nhiều nơi tới nghỉ dưỡng và khám phá.
Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản.
Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc (gồm 11 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu km² và dân số hơn 380 triệu người); là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung
Quốc ra cảng Hải Phòng và nối với vùng Đông Nam Á. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và tương lai sẽ có cả đường hàng không. Là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm ngay trong thị xã tỉnh lỵ có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá phát triển. Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và đang được tập trung xây dựng thành cửa khẩu văn minh, hiện đại, đủ điều kiện trở thành nơi trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, từng bước chuẩn bị cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.