CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà
4.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi ngân sách
Phải đảm bảo chi lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi đảm bảo hoạt động nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị. Quản lý cấp phát phải đúng nội dung công việc, theo tiến độ hoàn thành có lưu ý đến tính mùa vụ của một số khoản chi như chống lụt bão, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi,.. Mọi khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ 3 điều kiện: đã có trong dự toán ngân sách được duyệt; đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc được người ủy quyền quyết định chi.
Thực hiện chế độ kiểm soát trước, trong và sau khi chi ngân sách, thông qua cơ chế phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc nhà nước cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không chi qua người được hưởng ngân sách, đảm bảo mọi khoản chi được cấp phát thanh toán phải có chứng từ hợp lệ và phải được sự kiểm soát của cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước theo quy định tại Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước và hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc nhà nước.
Thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện chính sách tinh giảm biên chế gắn với khoản chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả công việc, thực hiện cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hội, khởi công khánh thành, đi công tác trong và ngoài nước và các khoản chi chưa cần thiết khác; không mua xe ô tô công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật), hạn chế việc mua sắm trang thiết bị đắt tiền; tiết kiệm tối đa kinh phí
xăng, dầu, điện nước, vật tư văn phòng. Chủ động sắp xếp các khoản chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ chi quan trọng, đảm bảo nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Nghiêm túc thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả kinh phí từ NSNN.
Song song với việc cải tiến quản lý chi, cần tăng cường công tác đào tạo các lớp về quản lý kinh tế, tài chính nghiệp vụ cho cán bộ, lãnh đạo quản lý để đổi mới nhận thức và xác định rõ tầm quan trọng của việc sử dụng NSNN, giúp cho việc chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách đạt hiệu quả hơn; tập huấn kế toán máy như mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng phần mềm về quản lý ngân sách cho kế toán các đơn vị hưởng ngân sách trong thành phố, Ban tài chính xã, thị trấn nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng tin học trong việc chấp hành chi NSNN; trang bị đồng bộ hệ thống máy vi tính cho các cơ quan trong hệ thống tài chính, tạo điều kiện tối đa ứng dụng tin học vào quản lý chi NSNN; triển khai ứng dụng hệ thống TABMIS cho tất cả các cán bộ ngành tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh.
Chủ động tham mưu các cấp chính quyền trong công tác chỉ đạo điều hành chi NSNN đảm bảo đúng quy định hiện hành, tiết kiệm, hiệu quả, rà soát, sắp xếp lại, cắt giảm hoặc chậm lại thời gian thực hiện các nhiệm vụ khi chưa thực sự cấp thiết, tiết kiệm tối thiểu 20% chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu; tiết kiệm tối thiểu 30% dự toán kinh phí đã phân bổ cho các nhiệm vụ chi tổ chức lễ hội, tiếp khách, hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài tỉnh, công tác nước ngoài,..sắp xếp và phân loại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên và thực hiện chi trong phạm vi nguồn thu được hưởng theo phân cấp và dự toán chi NSNN được giao; hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán, trừ trường hợp thật sự cần thiết, cấp bách và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ động tổ chức điều hành các nhiệm vụ chi theo dự toán HĐND; hạn chế tối đa sử dụng nguồn dự phòng ngân sách.
Tăng cường trách nhiệm của cơ quan ngành tài chính và đơn vị sử dụng NSNN về quản lý chi NSNN, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn trong quản lý tài chính, Luật NSNN 2015 đã quy định: “Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự toán được giao, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách”.
Các khoản chi ngân sách đều phải được thực hiện theo Sở Tài chính cấp phát qua KBNN cho tất cả các đối tượng sử dụng ngân sách để nâng cao hiệu quả kiểm soát ngân sách. Các khoản chi thanh toán trực tiếp phải có chứng từ đầy đủ theo chính sách, chế độ của nhà nước và được KBNN kiểm tra một lượt mới được KBNN cấp tiền thanh toán, đối với các khoản tạm ứng phải có dự trù kinh phí sử dụng, điều này sẽ hạn chế được việc chiếm dụng tiền ngân sách để sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên đối với những đơn vị được cấp kinh phí rất nhỏ nên cấp ngân sách theo hình thức tạm ứng và theo quý để đơn vị chủ động trong việc thực hiện các công việc của mình, các cơ quan cũng giảm đi một lượng công việc quản lý không cần thiết.