Những quan điểm định hướng ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh lào cai (Trang 101 - 106)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách

4.1.1. Những quan điểm định hướng ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên

xuyên ngân sách Nhà Nước tỉnh Lào Cai đến năm 2025

*Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và xu hướng quốc tế ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN tỉnh Lào Cai

Các cơ quan nhà nước dự báo Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định dựa trên 3 động lực chính là: đầu tư trực tiếp nước ngồi, thị trường trong nước sơi động và chính sách hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ. Năm 2018, Việt Nam thu hút gần 15 tỷ USD FDI. ADB dự báo Việt Nam vẫn là nước hấp dẫn FDI trong những năm sắp tới. Với thị trường hơn triệu người dân với thu nhập đạt mức trung bình thấp, tiêu dùng được dự báo sẽ mở rộng. Biểu hiện rõ nét nhất ở tăng trưởng tín dụng (năm 2019 đạt mức 18% và dự báo mức tăng trưởng này sẽ đạt khoảng 15- 16% trong những năm tiếp theo nhờ tiêu dùng từ khu vực tư nhân tăng cao). Chính phủ Việt Nam cam kết cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, biên chế cán bộ, cải thiện môi trường đầu tư, thi hành chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng thận trọng để duy trì lạm phát, lãi suất thấp, kích thích tiêu dùng và đầu tư.

Xu hướng tăng trưởng và ổn định vĩ mô trong nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý chi NSNN tỉnh Lào Cai trên hai phương diện: Tạo điều kiện cho kinh tế Lào Cai phát triển thuận lợi, nhờ đó tăng thên nguồn thu NS trên địa bàn. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp TW cân đối NS thuận lợi hơn nên tăng khả năng hỗ trợ cho tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, chủ trương thu gọn bộ máy quản lý nhà nước và tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ tám (khóa XII) góp phần giảm sức ép chi thường xuyên NSNN, tăng khả năng hỗ trợ chi ĐTPT.

Kinh tế thế giới đang chuyển biến theo xu hướng hồi phục tích cực. Theo dự báo của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp, thị trường khu vực và thế giới các sản phẩm của Lào Cai sẽ biến chuyển theo hướng có lợi trên một số khía cạnh: Nhu cầu hàng nông sản gia tăng do dân số nhiều nước vẫn tiếp tục tăng; xuất hiện thêm thị trường ở các nước đang phát triển có yêu cầu chất lượng sản phẩm không cao như các nước chau Âu và Mỹ. Ngoài các sản phẩm xuất khẩu truyền thống, Lào Cai có thể mở rộng phát triển ngành chăn ni gia súc đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thịt chế biến, dầu mỡ, sữa của nhóm các nước đang phát triển đang gia tăng nhanh chóng. Đi đơi với q trình xâm nhập thị trường thế giới, Lào Cai có cơ hội phát triển cơng nghiệp chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu. Việc Chính phủ gia tăng ký kết các Hiệp định thương mại song phương và AEC chính thức đi vào hoạt động cũng tạo điều kiện để kinh tế Lào Cai phát triển, qua đó tăng nguồn thu cân đối NSĐP.

Tuy nhiên, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa vững chắc, Việt Nam vẫn chưa giải quyết xong vấn đề nợ xấu. Cải cách doanh nghiệp nhà nước bước vào giai đoạn khó khăn do cần tái cấu trúc mạnh mẽ hơn nữa để cải thiện năng suất và tăng cường khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị tồn cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa với thu thường xuyên từ doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm. Nợ cơng và bội chi NSNN kéo dài có thể gây thêm căng thẳng cho cân đối NSNN, nhất là khi các chính sách tăng thu khá khó khăn, tỷ trọng NSNN trong GDP của Việt Nam đã khá lớn. Những khó khăn này vừa tác động trực tiếp vào thu, chi NSĐP tỉnh Lào Cai, vừa làm giảm khả năng hỗ trợ của NSTW cho Lào Cai.

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng tiềm ẩn những nguy cơ đối với Lào Cai. Chính sách tăng mức độ bảo hộ sản xuất trong nước của một số nước lớn có thể làm chuyển hướng thương mại quốc tế. Việc mở sang thị trường các nước đang phát triển có thu nhập thấp có thể sẽ làm giảm lợi ích xuất khẩu hàng nơng sản của Lào Cai. Các lợi thế tương đối của sản xuất nơng nghiệp ở Lào Cai có thể bị hạn chế do tính chất tương đồng của các sản phẩm ở các nước

trong AEC. Khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài để phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới như sản phẩm thịt chế biến của Việt Nam còn ở mức độ thấp so với các nước phát triển, chưa có thương hiệu nên nguy cơ giá tháp và khó tiêu thụ sẽ lớn. Ngược lại, nếu Lào Cai không tái cấu trúc mạnh mẽ ngành nơng nghiệp và chế biến nơng sản, thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường trong nước cho hàng hóa tương đồng của các nước AEC. Ngồi ra, vị thế chấp nhận giá của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam tiềm ẩn những nguy cơ thua thiệt do các cú sốc giá trên thị trường thế giới. Tất cả những nguy cơ đó sẽ khiến kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế tỉnh Lào Cai nói riêng gặp khó khăn, giảm nguồn thu, tăng nhu cầu chi, chất thêm gánh nặng cho quản lý chi NSNN tỉnh Lào Cai.

*Dự báo thay đổi chính sách liên quan đến chi NSNN của TW

Đảng, Quốc Hội và Chính phủ đang và sẽ thực thi nhiều thay đổi trong cơ chế chính sách quản lý NSNN ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN tỉnh Lào Cai. Cụ thể là:

Một là triển khai thực hiện Thơng tư Hướng dẫn xây dựng dự tốn ngân

sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020-2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021-2025, trong đó có nhiều điểm mới liên quan đến quản lý NSĐP là: Chính quyền cấp tỉnh được phép bội chi NSĐP để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công 5 năm đã được HĐND cấp tỉnh quyết định và trang trải bằng phát hành trái phiếu; điều chỉnh một số nguồn thu tăng cho địa phương như thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán tập trung; cho phép chuyển nguồn sang năm sau đối với một số khoản chi nhất định, quản lý NSNN theo kết quả đầu ra… Những quy định mới này mở rộng quyền quản lý NSNN cho chính quyền cấp tỉnh.

Hai là triển khai thực hiện các quy định mới về đầu tư từ NSNN như Luật

nghiệp… Một số quy định liên quan đến quản lý chi NSNN cấp tỉnh là chi đầu tư từ NSNN theo kế hoạch 5 năm; đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp với chủ trương thành lập Ủy ban Quản lý và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp…Những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến thu, chi NSNN cấp tỉnh.

Ba là chủ trương tinh giản bộ máy và giảm biên đi đôi với cải cách tiền lương trong khu vực nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản mục chi thường xuyên cơ bản như chi cho con người, chi quản lý ….

Bốn là chủ trương xã hội hóa các dịch vụ cơng, chuyển một số loại phí sang giá nhằm tăng thu tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cơng lập và giảm chi cho các đơn vị này từ NSNN. Đồng thời Chính phủ sẽ triển khai mạnh mẽ phương thức hợp tác công tư trong đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT- XH.

Năm là tăng cường minh bạch và giám sát của cộng đồng đối với chi NSNN đi đôi với áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý tài chính cơng nói riêng, quản lý nhà nước nói chung sẽ làm thay đổi nhiều khoản mục chi NSNN cũng như tạo cơ hội để sử dụng NSNN hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những cải cách đổi mới này cũng có thể làm phát sinh khoản chi mới trong NSNN.

Những thay đổi về chính sách của TW nêu trên sẽ kéo theo sự thay đổi không chỉ định mức, chính sách chi NSNN, mà còn thay đổi cả nội dung, phương thức dự toán, phân bổ và quyết toán NSNN cấp tỉnh.

* Dự báo các thay đổi tại Lào Cai ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN tỉnh Lào Cai

Dự báo tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai trong những năm tới có chiều hướng thuận lợi hơn trước do xuất hiện các yếu tố sau:

Thứ nhất, với nhiều nỗ lực xúc tiến đầu tư và cải cách hành chính, xây

đầu tư trong nước và nước ngồi đem vốn đến đầu tư tại Lào Cai. Vì thế nguồn thu có thể tăng lên. Dựa trên những dự báo khả quan như vậy, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI đã đề ra nhiều mục tiêu phát triển KT-XH tham vọng như: Tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 8,5-9%. Cơ cấu kinh tế năm 2020 (giá hiện hành): Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 38,5 - 39,5%; công nghiệp, xây dựng chiếm 17,5 - 18,5%; dịch vụ chiếm 39 - 40% ; Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) đến năm 2020 đạt 60 - 60,5 triệu đồng/người/năm.

Thứ hai, kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ tạo ra nguồn thu mới cho cân đối

NSĐP: thu NSNN trên địa bàn vẫn dựa nhiều vào thuế sản phẩm nông nghiệp (thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 11,5 - 12%). Giảm thuế công nghiệp và dịch vụ để thu hút đầu tư, khuyến khích các ngành này phát triển (thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4 - 4,5%)

Những khó khăn đặt ra với quản lý chi NSNN tỉnh Lào Cai không hề nhỏ:

Thứ nhất, khối lượng tài trợ cho ĐTPT để đạt tốc độ tăng trưởng kỳ vọng

rất lớn: Tổng huy động vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 năm (2020-2025) ước tính là 150 - 151 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 24,5 - 25%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Thu cân đối NSNN trên địa bàn hằng năm tăng 10%. Năm 2020, dự kiến tổng thu cân đối NSNN trên địa bàn đạt trên 5.500 tỷ đồng. Vì thế, để cân đối thu chi NSNN hoặc phải đề thêm các chính sách thu, hoặc phải được NSTW tài trợ. Hai cách thức này đều không dễ thực hiện

Thứ hai, biến đổi khí hậu khiến thời tiết thay đổi bất thường ảnh hưởng

nghiêm trọng đến ngành trồng trọt, khu vực kinh tế quan trọng của Lào Cai. Đặc biệt, tình trạng hạn hán khốc liệt và kéo dài, tình trạng sụt giảm nguồn nước ngầm do khai thác khơng hợp lý, tình trạng rừng đầu nguồn tiếp tục bị phá… sẽ khiến sản xuất nơng nghiệp khó khăn, chi phí cao hơn, sản xuất có thể thua lỗ làm tăng tỷ lệ hộ nghèo, tăng chi NS hỗ trợ…

Thứ ba, các giải pháp mở rộng thu ít nhiều đã chạm ngưỡng trong khi các

khoản chi tiếp tục tăng. Vì thế, để đảm bảo cân đối NSNN, cần đẩy mạnh các giải pháp chống thất thu NS và thực hành tiết kiệm triệt để đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NS. Những giải pháp này đòi hỏi cách thức tư duy, quyết tâm mới của cán bộ quản lý chi NSNN tỉnh Lào Cai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh lào cai (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)