Đánh giá kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước tỉnh Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh lào cai (Trang 97)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Đánh giá kết quả quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước tỉnh Lào

Lào Cai

3.5.1. Kết quả đạt được

Qua phân tích thực trạng chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên, tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018 đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, cơng tác lập dự tốn chi thường xun NSNN tỉnh Lào Cai cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát các chỉ thị, chủ trương chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Nghị quyết của HĐND tỉnh và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Dự toán chi thường xuyên NSNN trên địa bàn được lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về, chi ngân sách của Nhà nước, cơng tác lập, phân bổ, giao dự tốn chi ngân sách đã dần có những chuyển biến rõ rệt. Quy mơ chi ngân sách không ngừng tăng lên, cơ cấu phân bổ và sử dụng các khoản chi đã được điều chỉnh và thay đổi dần theo hướng hợp lý hơn.

Thứ hai, kỷ luật chấp hành dự toán được xiết chặt hơn, quyết toán NSNN được chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh hơn.

Quá trình tổ chức thực hiện dự toán CTX ở các cấp, đơn vị đã có nhiều bước biến chuyển tích cực, bám sát tiêu chuẩn dự tốn và khả năng cân đối NS, cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, quản lý quyết toán, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh qua KBNN đã được quan tâm, chú trọng. Việc KBNN trên địa bàn tỉnh kiên quyết từ chối thanh toán đối với các khoản chi sai mục đích, khơng đúng tiêu chuẩn, định mức, hồ sơ, chứng từ thanh tốn khơng hợp pháp, hợp lệ đã góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý và sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán.

Thứ tư, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng NSNN và xử lý vi phạm đã được thực hiện thường xuyên hơn.

Hằng năm, các cơ quan Thanh tra nhà nước cấp tỉnh, Thanh tra Sở Tài chính, thanh tra các sở, ngành đều xây dựng kế hoạch thanh tra lĩnh vực quản lý và sử dụng NS nhằm mục đích: phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc phục, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong cơng tác quản lý tài chính và chấp hành Luật Kế tốn của các đơn vị sử dụng NS, phát hiện chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, vi phạm của các đơn vị sử dụng NS chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng NSNN, đồng thời tăng cường kỷ cương quản lý tài chính tại các đơn vị.

Thứ năm, chi thường xuyên NSNN của tỉnh ngày càng tăng về quy mô và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng kịp thời các khoản chi thường xuyên và các nhu cầu chi đột xuất như thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH đã đề ra. Các đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính đã nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sử dụng ngân sách, chủ động áp dụng các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được giao, hạn chế thất thốt lãng phí trong chi tiêu ngân sách.

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, lập dự toán CTX ngân sách tỉnh có năm chưa sát thực tế, với đặc điểm tình hình của địa phương, chất lượng dự tốn chưa cao. Một số nhiệm vụ chi chưa phân bổ theo đúng định mức, tiêu chuẩn; việc bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, cơ cấu chi đầu tư chưa hợp lý. Một số phòng, ban, ngành, UBND các huyện thời gian lập dự tốn cịn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ lập dự tốn chung của quận. Do đó có lúc phải ước lượng dự toán chung của tỉnh, làm ảnh hưởng đến tính sát thực của dự tốn. Quy trình xây dựng dự tốn chi cũng như việc

tính tốn các nhiệm vụ chi chưa khoa học và sát thực tế, chủ yếu dựa theo các văn bản quy định của cơ quan cấp trên, nhiều nhiệm vụ chưa được dự toán; dẫn đến trong năm ngân sách một số nhiệm vụ chi đã bố trí dự tốn nhưng khơng thực hiện được hoặc thực hiện không hết phải điều chỉnh kinh phí cho các nhiệm vụ chi khác và phát sinh nhiều nhiệm vụ phải bổ sung dự toán.

Thứ hai, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách thiếu chủ động. Việc chi tiêu tuỳ tiện, sai chế độ chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ ở một số phịng, ban và UBND. Việc chi sai phổ biến dưới dạng: tạm ứng sai quy định, thanh toán vượt quá giá trị thực tế thi cơng, thanh tốn sai khối lượng, sai đơn giá, để xảy ra lãng phí, thất thốt. Một số cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chưa hiệu quả, hồ sơ, chứng từ chi cịn thiếu, sai sót nhiều, vẫn cịn hiện tượng chi tiêu lãng phí (như chi tiếp khách, hội họp, chi phí điện, nước, văn phòng phẩm,…vẫn còn lớn), thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính chưa hiệu quả, chưa có thu nhập tăng thêm cho cán bộ, cơng chức.

Thứ ba, quyết toán CTX ngân sách Nhà nước chưa hiệu quả. Giai đoạn quyết toán ngân sách nhà nước, là giai đoạn tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách và chính sách tài chính ngân sách của quận, cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của các phòng, ban, đơn vị khi sử dụng nguồn lực tài chính của tỉnh để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong một năm ngân sách nhất định đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm giải trừ trách nhiệm, nghĩa vụ cho các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành trong một quá trình ngân sách, đồng thời cũng là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của một quá trình ngân sách. Tuy nhiên một số đơn vị, địa phương lập quyết tốn chi ngân sách chậm, khơng đảm bảo thời gian quy định của Luật NSNN và kéo dài chưa được khắc phục. Báo cáo quyết toán mới dừng lại ở việc phản ánh số liệu, chưa phân tích rõ các chỉ tiêu thực hiện tăng giảm so với dự toán, chưa đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư và chi thường xuyên ngân sách, chưa thuyết minh rõ

nguồn chưa thực hiện được chuyển năm sau, báo cáo thuyết minh còn sơ sài, thiếu biểu mẫu, lập quyết tốn khơng đúng biểu mẫu quy định, gây khó khăn cho cơng tác thẩm định quyết tốn của cơ quan Tài chính và phê chuẩn quyết tốn của HĐND các cấp.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước chưa được coi trọng đúng mức, chưa thực hiện thường xuyên, cịn mang tính hình thức. Việc kiểm sốt chi thường xun NSNN qua KBNN còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng một số cơ quan, đơn vị hồ sơ, chứng từ chi cịn thiếu, có sai sót nhưng vẫn được chấp nhận thanh tốn đến khi thanh tra, kiểm tra mới phát hiện. Các trường hợp vi phạm chủ yếu xử phạt hành chính, chưa có chế tài cụ thể nên chưa dứt điểm được tính trạng lãng phí NSNN.

Thứ năm, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn bất cập, hạn chế. Đội ngũ kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách mặc dù đã được tuyển dụng theo đúng bằng cấp nhưng vẫn cịn có nhiều kế tốn chưa đáp ứng được với yêu cầu, chưa có kinh nghiệm cơng tác thực tiễn, khơng chịu học hỏi để nâng cao trình độ, thiếu tinh thần trách nhiệm; chế tài xử phạt chưa rõ ràng, chưa nghiêm, hàng năm khơng có sát hạch chun mơn nghiệp vụ, khi đã được tuyển dụng rồi thì hàng tháng hưởng lương từ NSNN theo ngạch, bậc lương không xét đến kết quả cơng việc. Bên cạnh đó một số đơn vị khơng chỉ thiếu về số lượng, một số cơng chức cịn hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa hiểu sâu, nắm rõ những quy định của Nhà nước, chưa có kinh nghiệm cơng tác thực tiễn nên trong việc hướng dẫn, kiểm tra, kiểm sốt cịn chưa thường xun, chưa chặt chẽ.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH LÀO CAI 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước tỉnh Lào Cai trong giai đoạn sắp tới

4.1.1. Những quan điểm định hướng ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước tỉnh Lào Cai đến năm 2025 xuyên ngân sách Nhà Nước tỉnh Lào Cai đến năm 2025

*Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và xu hướng quốc tế ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN tỉnh Lào Cai

Các cơ quan nhà nước dự báo Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định dựa trên 3 động lực chính là: đầu tư trực tiếp nước ngoài, thị trường trong nước sơi động và chính sách hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ. Năm 2018, Việt Nam thu hút gần 15 tỷ USD FDI. ADB dự báo Việt Nam vẫn là nước hấp dẫn FDI trong những năm sắp tới. Với thị trường hơn triệu người dân với thu nhập đạt mức trung bình thấp, tiêu dùng được dự báo sẽ mở rộng. Biểu hiện rõ nét nhất ở tăng trưởng tín dụng (năm 2019 đạt mức 18% và dự báo mức tăng trưởng này sẽ đạt khoảng 15- 16% trong những năm tiếp theo nhờ tiêu dùng từ khu vực tư nhân tăng cao). Chính phủ Việt Nam cam kết cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, biên chế cán bộ, cải thiện mơi trường đầu tư, thi hành chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng thận trọng để duy trì lạm phát, lãi suất thấp, kích thích tiêu dùng và đầu tư.

Xu hướng tăng trưởng và ổn định vĩ mô trong nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý chi NSNN tỉnh Lào Cai trên hai phương diện: Tạo điều kiện cho kinh tế Lào Cai phát triển thuận lợi, nhờ đó tăng thên nguồn thu NS trên địa bàn. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp TW cân đối NS thuận lợi hơn nên tăng khả năng hỗ trợ cho tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, chủ trương thu gọn bộ máy quản lý nhà nước và tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ tám (khóa XII) góp phần giảm sức ép chi thường xuyên NSNN, tăng khả năng hỗ trợ chi ĐTPT.

Kinh tế thế giới đang chuyển biến theo xu hướng hồi phục tích cực. Theo dự báo của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp, thị trường khu vực và thế giới các sản phẩm của Lào Cai sẽ biến chuyển theo hướng có lợi trên một số khía cạnh: Nhu cầu hàng nơng sản gia tăng do dân số nhiều nước vẫn tiếp tục tăng; xuất hiện thêm thị trường ở các nước đang phát triển có yêu cầu chất lượng sản phẩm không cao như các nước chau Âu và Mỹ. Ngoài các sản phẩm xuất khẩu truyền thống, Lào Cai có thể mở rộng phát triển ngành chăn ni gia súc đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thịt chế biến, dầu mỡ, sữa của nhóm các nước đang phát triển đang gia tăng nhanh chóng. Đi đơi với q trình xâm nhập thị trường thế giới, Lào Cai có cơ hội phát triển công nghiệp chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu. Việc Chính phủ gia tăng ký kết các Hiệp định thương mại song phương và AEC chính thức đi vào hoạt động cũng tạo điều kiện để kinh tế Lào Cai phát triển, qua đó tăng nguồn thu cân đối NSĐP.

Tuy nhiên, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa vững chắc, Việt Nam vẫn chưa giải quyết xong vấn đề nợ xấu. Cải cách doanh nghiệp nhà nước bước vào giai đoạn khó khăn do cần tái cấu trúc mạnh mẽ hơn nữa để cải thiện năng suất và tăng cường khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị tồn cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa với thu thường xuyên từ doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm. Nợ cơng và bội chi NSNN kéo dài có thể gây thêm căng thẳng cho cân đối NSNN, nhất là khi các chính sách tăng thu khá khó khăn, tỷ trọng NSNN trong GDP của Việt Nam đã khá lớn. Những khó khăn này vừa tác động trực tiếp vào thu, chi NSĐP tỉnh Lào Cai, vừa làm giảm khả năng hỗ trợ của NSTW cho Lào Cai.

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng tiềm ẩn những nguy cơ đối với Lào Cai. Chính sách tăng mức độ bảo hộ sản xuất trong nước của một số nước lớn có thể làm chuyển hướng thương mại quốc tế. Việc mở sang thị trường các nước đang phát triển có thu nhập thấp có thể sẽ làm giảm lợi ích xuất khẩu hàng nông sản của Lào Cai. Các lợi thế tương đối của sản xuất nơng nghiệp ở Lào Cai có thể bị hạn chế do tính chất tương đồng của các sản phẩm ở các nước

trong AEC. Khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài để phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới như sản phẩm thịt chế biến của Việt Nam còn ở mức độ thấp so với các nước phát triển, chưa có thương hiệu nên nguy cơ giá tháp và khó tiêu thụ sẽ lớn. Ngược lại, nếu Lào Cai không tái cấu trúc mạnh mẽ ngành nơng nghiệp và chế biến nơng sản, thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường trong nước cho hàng hóa tương đồng của các nước AEC. Ngồi ra, vị thế chấp nhận giá của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam tiềm ẩn những nguy cơ thua thiệt do các cú sốc giá trên thị trường thế giới. Tất cả những nguy cơ đó sẽ khiến kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế tỉnh Lào Cai nói riêng gặp khó khăn, giảm nguồn thu, tăng nhu cầu chi, chất thêm gánh nặng cho quản lý chi NSNN tỉnh Lào Cai.

*Dự báo thay đổi chính sách liên quan đến chi NSNN của TW

Đảng, Quốc Hội và Chính phủ đang và sẽ thực thi nhiều thay đổi trong cơ chế chính sách quản lý NSNN ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN tỉnh Lào Cai. Cụ thể là:

Một là triển khai thực hiện Thơng tư Hướng dẫn xây dựng dự tốn ngân

sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020-2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021-2025, trong đó có nhiều điểm mới liên quan đến quản lý NSĐP là: Chính quyền cấp tỉnh được phép bội chi NSĐP để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công 5 năm đã được HĐND cấp tỉnh quyết định và trang trải bằng phát hành trái phiếu; điều chỉnh một số nguồn thu tăng cho địa phương như thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán tập trung; cho phép chuyển nguồn sang năm sau đối với một số khoản chi nhất định, quản lý NSNN theo kết quả đầu ra… Những quy định mới này mở rộng quyền quản lý NSNN cho chính quyền cấp tỉnh.

Hai là triển khai thực hiện các quy định mới về đầu tư từ NSNN như Luật

nghiệp… Một số quy định liên quan đến quản lý chi NSNN cấp tỉnh là chi đầu tư từ NSNN theo kế hoạch 5 năm; đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp với chủ trương thành lập Ủy ban Quản lý và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp…Những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến thu, chi NSNN cấp tỉnh.

Ba là chủ trương tinh giản bộ máy và giảm biên đi đôi với cải cách tiền lương trong khu vực nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản mục chi thường xuyên cơ bản như chi cho con người, chi quản lý ….

Bốn là chủ trương xã hội hóa các dịch vụ cơng, chuyển một số loại phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh lào cai (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)