CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước
3.4.1. Nhóm nhân tố khách quan
* Cơ chế chính sách và các quy định của TW về quản lý chi NSNN
Cơ chế chính sách liên quan đến ngân sách nhà nước và kiểm soát chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế.
Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên được thực hiện theo các nội dung chi gắn với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự tốn chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Thông qua thực hiện cơ chế tự chủ các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí, tài sản, nguồn nhân lực có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ; cơng tác quản
lý, sử dụng kinh phí được thực hiện chặt chẽ, cơng khai, dân chủ, góp phần tăng nguồn thu, tiết kiệm chi để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, trích lập các quỹ, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng thu nhập cho người lao động.
* Tiềm lực tài chính cơng
Trong giai đoạn hiện nay, để bảo đảm tính hiệu quả của ngân sách nhà nước (NSNN), tăng cường tính chủ động, linh hoạt của cơng cụ tài khóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, việc đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cùng với việc giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng hợp lý chi đầu tư phát triển, việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các giải pháp kỹ thuật trong kiểm soát chi NSNN giúp hoạt động điều hành ngân sách bảo đảm mục tiêu đã đề ra.
Tình trạng một số bộ, ngành, địa phương phân bổ, giao vốn vượt tổng mức đầu tư, vượt mức hỗ trợ, vượt nhu cầu,...phân bổ cho các dự án khi chưa đủ điều kiện hoặc khơng có trong kế hoạch đầu tư cơng trung hạn là tình trạng tiếp diễn nhiều năm nay. Trong khi ngân sách hạn hẹp, nhiều cơng trình cần đầu tư nhưng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm giải ngân chậm và tình trạng chấp hành chưa nghiêm quy định trong hoạt động xây dựng và quản lý vốn đầu tư, có địa phương phê duyệt chủ trương đầu tư chưa đủ thủ tục, chưa đúng thẩm quyền; phê duyệt án chưa đúng quy định; có dự án hồ sơ khảo sát chưa đầy đủ, chính xác, thiết kế, dự tốn cịn sai sót, hình thức lựa chọn nhà thầu chưa đúng quy định; nghiệm thu, thanh toán tại hầu hết các dự án được kiểm tốn đều có sai sót…dù đã được cảnh báo và nêu ra rất nhiều xong vẫn khơng có giải pháp khắc phục.
Để hướng đến cơ cấu chi ngân sách bền vững, hiệu quả, cần giảm tỷ lệ chi thường xuyên bằng cách giảm tốc độ tăng biên chế và quỹ lương cho cán bộ, công chức, viên chức, phát triển một bộ máy hành chính linh hoạt và có khả năng đáp ứng cao hơn. Chỉ khi đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu về tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng lập, từng bước kiểm sốt chi NSNN theo kết quả đầu ra thì khi đó mới góp phần cơ cấu lại chi NSNN thành cơng.
Trong điều kiện nguồn thu NSNN tương đối khó khăn hiện nay, cùng với việc giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng hợp lý chi đầu tư phát triển, công tác quản lý chi NSNN cũng cần phải đổi mới để đáp ứng được sự linh hoạt và hiệu quả sử dụng của NSNN, trong đó tập trung các giải pháp kỹ thuật như kiểm soát chi từ Kho bạc Nhà nước, kiểm sốt tỷ trọng, cơ cấu, quy mơ chi… Ngoài ra, các giải pháp đến từ điều hành kinh tế vĩ mô như giảm dần và chấm dứt xu hướng giảm chi đầu tư (đặc biệt ở cấp trung ương), cải thiện lập ngân sách đầu tư để hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu bền vững đóng vai trị rất quan trọng...