CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp cho luận văn thông qua những tài liệu lý thuyết về quản lý kinh tế, kinh tế học vĩ mô và vi mô, các lý thuyết về tài chính - tiền tệ; thơng tin và dữ liệu từ các cơng trình nghiên cứu khoa học đã có như luận án, luận văn có cùng đối tượng nghiên cứu; các cơng trình nghiên cứu, các ấn phẩm của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về chi thường xuyên NSNN;...; Ngồi ra, tác giả cịn thu thập qua các tài liệu thống kê được công khai của tỉnh Lào Cai, các báo cáo tổng kết, sơ kết quyết toán thu, chi Ngân sách Nhà nước các năm 2016 đến 2018; báo cáo kiểm soát chi NSNN tại tỉnh Lào Cai; Niên giám thống kê tại thành phố Lào Cai năm 2016, 2017, 2018... Trên cơ sở những dữ liệu, thông tin đã thu thập nghiên cứu sẽ tiến hành hệ thống hóa và phân tích nhằm đối chiếu, so sánh giữa lý luận với kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho đối tượng nghiên cứu của luận văn.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Các thông tin, số liệu sau khi thu thập được tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Tác giả sử dụng các chương trình ứng dụng trên máy tính như word, excel,... để tổng hợp số liệu. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính tốn các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mơ tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
* Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
* Phương pháp phân tích thống kê
Căn cứ vào các tài liệu, báo cáo tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và biểu hiện các chỉ tiêu đó dưới dạng bảng số liệu hoặc đồ thị thống kê nhờ vào sự hỗ trợ của các phương pháp chuyên môn của khoa học thống kê, rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết.