CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà
4.2.1. Nâng cao chất lượng dự toán ngân sách
Trong điều kiện Luật NSNN năm 2015 và Luật đầu tư công mở rộng phân cấp quyền chủ động cho chính quyền địa phương trong dự tốn và điều hành NSĐP trung hạn, xây dựng kế hoạch đầu tư công 5 năm, tỉnh Lào Cai cần rà soát lại hệ thống chính sách, định mức đã ban hành để điều chỉnh theo các hướng sau đây:
Thứ nhất, đối với các định mức do TW ban hành, cần tích cực rà sốt, kiến nghị TW thay đổi những chính sách, định mức khơng cịn phù hợp. Ví dụ như định mức NS chi giáo dục – đào tạo, chi cho bệnh viện, chi quản lý
hành chính. Trong điều kiện chính sách của TW chưa thay đổi kịp thời, cần có những chính sách bổ trợ để giảm mức độ khơng phù hợp của chính sách chung đối với địa phương.
Thứ hai, trong phạm vi thẩm quyền của tỉnh, Sở Tài chính cần tham mưu cho UBND và HĐND điều chỉnh các chế độ, chính sách, định mức chi NSĐP cho phù hợp với điều kiện đặc thù của Tỉnh. Cụ thể:
Quy định các nguyên tắc, khung (trần sàn) để thực hiện các chế độ, chính sách, định mức do tỉnh quy định, trên cơ sở đó mở rộng quyền xây dựng các định mức gắn với các đặc điểm chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu của các đơn vị thụ hưởng NS. Bởi vì, chỉ có những người quản lý chun sâu mới có thể tiến hành xây dựng các định mức chi cho các hoạt động của họ một cách chính xác và phù hợp nhất. Tuy nhiên, để các đơn vị chuyên môn thụ hưởng NS không xây dựng định mức quá cao, cần thẩm định sát thực các định mức bằng các hội đồng chun mơn có uy tín để chúng phù hợp với khả năng chi trả của NSĐP. Ở những lĩnh vực có thể khốn, nên quy định rõ gói kinh phí khốn vừa theo khả năng tài trợ của NSĐP, vừa phù hợp với chi phí thực tế thực hiện hoạt động, cho phép đơn vị chun mơn thụ hưởng NS điều chỉnh kinh phí giữa các khâu cơng việc trong quy trình hoạt động của họ nhằm sử dụng NS một cách hợp lý nhất.
Tỉnh tập trung xây dựng các chính sách, định mức chi NSĐP đặc thù như chi hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số từ nguồn NSĐP kết hợp với kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia chi trả cho các hoạt động trên địa bàn Tỉnh. Ví dụ, định mức chi khuyến nông hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo; định mức chi hỗ trợ trường dân tộc nội trú; định mức chi hỗ trợ ngành giáo dục, y tế cung cấp dịch vụ cho đồng bào di cư tự do trên địa bàn; định mức chi bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số…
Thứ ba, tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa cung cấp dịch vụ cơng.
Tích cực triển khai cơ chế khốn hành chính và chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ. Đối với các cơ quan, bộ phận thực thi cơ chế khoán, cần hỗ trợ họ rà sốt lại quy trình nghiệp vụ, thủ tục hành chính, lược bỏ những thủ tục, hoạt động khơng cần thiết, chuẩn hóa chúng để có thể tiết kiệm chi phí và nhân lực. Công khai các thủ tục, yêu cầu về hồ sơ và quy trình thực thi quản lý hành chính để những người có nhu cầu có thể tiếp cận thông tin đầy đủ, hạn chế việc trùng lắp các thủ tục, rút gọn thời gian giải quyết thủ tục. Khi có thể tiết kiệm chi NS, cần khuyến khích cơ quan, bộ phận nhận khốn sử dụng một phần kinh phí tiết kiệm được đào tạo nhân viên, trang bị thiết bị làm việc, nâng cao mức độ thành thạo, chuyên nghiệp của nhân viên, từ đó nâng cao hiệu suất công tác, giảm biên chế, tăng thu nhập cho người lao động một cách chính đáng, bền vững.
Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp cơng lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Trước hết, chọn các đơn vị có nguồn thu tốt, có năng lực thực hiện tự chủ để thực hiện thí điểm, làm gương cho các đơn vị khác. Cùng với việc nâng dần mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập, phải mở rộng tương ứng quyền tự chủ của họ về các phương diện tổ chức, sắp xếp lại cách thức hoạt động, bộ máy quản lý của đơn vị, chủ động tuyển chọn, đào tạo và sử dụng người lao động, dần chuyển từ chế độ thu phí dịch vụ cơng sang cơ chế định giá dịch vụ công với một phần trợ giá của Nhà nước theo hướng giảm dần trợ giá cho các dịch vụ không cần hỗ trợ. Theo cơ chế hiện hành, kinh phí NS hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn theo khoản mục NS. Tuy nhiên, nếu có thể chuyển sang hỗ trợ cả gói dịch vụ tùy theo nhiệm vụ cơ quan nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp cơng lập thì điều kiện để giám sát hiệu quả sử dụng NS sẽ thuận lợi hơn.
Hạn chế sử dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền. Bởi hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền, kho bạc chỉ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh chi tiền do cơ quan tài chính lập mà khơng kiểm tra dự tốn và điều kiện của các
khoản chi như hình thức cấp phát theo dự tốn. Vì vậy hình thức này chỉ nên áp dụng đối với các khoản chi đột xuất hoặc chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội khơng có quan hệ thường xun với NSNN; chi trả nợ, viện trợ; chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
4.2.2. Hoàn thiện cơng tác chấp hành dự tốn chi ngân sách
Phải đảm bảo chi lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi đảm bảo hoạt động nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị. Quản lý cấp phát phải đúng nội dung công việc, theo tiến độ hồn thành có lưu ý đến tính mùa vụ của một số khoản chi như chống lụt bão, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi,.. Mọi khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có đủ 3 điều kiện: đã có trong dự tốn ngân sách được duyệt; đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc được người ủy quyền quyết định chi.
Thực hiện chế độ kiểm soát trước, trong và sau khi chi ngân sách, thông qua cơ chế phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc nhà nước cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, khơng chi qua người được hưởng ngân sách, đảm bảo mọi khoản chi được cấp phát thanh tốn phải có chứng từ hợp lệ và phải được sự kiểm sốt của cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước theo quy định tại Thơng tư hướng dẫn của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước và hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc nhà nước.
Thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện chính sách tinh giảm biên chế gắn với khoản chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả cơng việc, thực hiện cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hội, khởi công khánh thành, đi cơng tác trong và ngồi nước và các khoản chi chưa cần thiết khác; không mua xe ô tô công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật), hạn chế việc mua sắm trang thiết bị đắt tiền; tiết kiệm tối đa kinh phí
xăng, dầu, điện nước, vật tư văn phịng. Chủ động sắp xếp các khoản chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ chi quan trọng, đảm bảo nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Nghiêm túc thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả kinh phí từ NSNN.
Song song với việc cải tiến quản lý chi, cần tăng cường công tác đào tạo các lớp về quản lý kinh tế, tài chính nghiệp vụ cho cán bộ, lãnh đạo quản lý để đổi mới nhận thức và xác định rõ tầm quan trọng của việc sử dụng NSNN, giúp cho việc chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách đạt hiệu quả hơn; tập huấn kế toán máy như mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng phần mềm về quản lý ngân sách cho kế toán các đơn vị hưởng ngân sách trong thành phố, Ban tài chính xã, thị trấn nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng tin học trong việc chấp hành chi NSNN; trang bị đồng bộ hệ thống máy vi tính cho các cơ quan trong hệ thống tài chính, tạo điều kiện tối đa ứng dụng tin học vào quản lý chi NSNN; triển khai ứng dụng hệ thống TABMIS cho tất cả các cán bộ ngành tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh.
Chủ động tham mưu các cấp chính quyền trong cơng tác chỉ đạo điều hành chi NSNN đảm bảo đúng quy định hiện hành, tiết kiệm, hiệu quả, rà soát, sắp xếp lại, cắt giảm hoặc chậm lại thời gian thực hiện các nhiệm vụ khi chưa thực sự cấp thiết, tiết kiệm tối thiểu 20% chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu; tiết kiệm tối thiểu 30% dự tốn kinh phí đã phân bổ cho các nhiệm vụ chi tổ chức lễ hội, tiếp khách, hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngồi tỉnh, cơng tác nước ngồi,..sắp xếp và phân loại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên và thực hiện chi trong phạm vi nguồn thu được hưởng theo phân cấp và dự toán chi NSNN được giao; hạn chế tối đa việc bổ sung ngồi dự tốn, trừ trường hợp thật sự cần thiết, cấp bách và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ động tổ chức điều hành các nhiệm vụ chi theo dự toán HĐND; hạn chế tối đa sử dụng nguồn dự phòng ngân sách.
Tăng cường trách nhiệm của cơ quan ngành tài chính và đơn vị sử dụng NSNN về quản lý chi NSNN, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chun mơn trong quản lý tài chính, Luật NSNN 2015 đã quy định: “Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự toán được giao, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách”.
Các khoản chi ngân sách đều phải được thực hiện theo Sở Tài chính cấp phát qua KBNN cho tất cả các đối tượng sử dụng ngân sách để nâng cao hiệu quả kiểm soát ngân sách. Các khoản chi thanh tốn trực tiếp phải có chứng từ đầy đủ theo chính sách, chế độ của nhà nước và được KBNN kiểm tra một lượt mới được KBNN cấp tiền thanh toán, đối với các khoản tạm ứng phải có dự trù kinh phí sử dụng, điều này sẽ hạn chế được việc chiếm dụng tiền ngân sách để sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên đối với những đơn vị được cấp kinh phí rất nhỏ nên cấp ngân sách theo hình thức tạm ứng và theo quý để đơn vị chủ động trong việc thực hiện các cơng việc của mình, các cơ quan cũng giảm đi một lượng công việc quản lý không cần thiết.
4.2.3. Hồn thiện cơng tác thanh tra, quyết tốn ngân sách
Tăng cường chất lượng giám sát thực hiện NSĐP của HĐND bằng cách thực hiện một số giải pháp:
Thứ nhất, cung cấp thông tin đầy đủ cho các ủy viên HĐND, nhất là các báo cáo thực hiện theo quý, năm, kết luận của kiểm tốn nhà nước, số thơng báo chỉ tiêu phân bổ từ TW… để các ủy viên có căn cứ đánh giá tình hình thực hiện NSNN cũng như phê chuẩn NSĐP một cách chính xác, hợp lý.
Thứ hai, HĐND có thể tăng tần suất thực hiện giám sát triển khai thực hiện các dự án trọng điểm đầu tư từ NSĐP dưới nhiều hình thức đa dạng như giám sát qua báo cáo, thị sát trực tiếp cơng trình hoặc chỉ đạo UBND kiểm tra, thanh tra chặt chẽ, khi cần thiết yêu cầu chủ đầu tư, ban quản lý dự án, UBND giải trình sử dụng vốn đầu tư trước HĐND.
Thứ ba, chỉ đạo UBND mời Kiểm toán nhà nước kiểm tra chi tiêu NSĐP đối với các dự án trọng điểm hoặc dự án có dấu hiệu vi phạm chế độ, chính sách quản lý NSĐP.
Phát huy tác dụng của thanh tra tài chính và thanh tra nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng NSĐT tại các đơn vị thụ hưởng NSĐP. Sở Tài chính cần kiểm tra sát sao quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công của các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính nhằm phịng ngừa cán bộ quản lý trong các cơ quan này lợi dụng quyền chủ động biển thủ, tham ô NSNN.
Phát huy tinh thần tự chủ của cán bộ, nhân viên trong các cơ quan nhà nước giám sát sử dụng NSNN trong đơn vị. Bộ phận kiểm soát nội bộ trong từng đơn vị phải hỗ trợ người lao động giám sát sử dụng NSNN, thực hiện công khai thông tin về sử dụng NSNN tại trụ sở đơn vị. Chú trọng xử lý đơn thư tố giác của nhân dân về sai phạm của cán bộ, cơ quan trong sử dụng NSNN. Các trường hợp sai phạm phải được xử lý nghiêm khắc, kịp thời nhằm củng cố lòng tin của người có tinh thần tố giác và thiết lập kỷ cương trong quản lý NSNN.
Hằng năm, UBND tỉnh nên tổng kết hoạt động quản lý NSNN và công bố những đánh giá của cơ quan quản lý đến tất cả các đơn vị thụ hưởng NSĐP để khuyến khích người làm tốt, phê bình người làm kém, tăng tính thuyết phục trong cơ chế quản lý NSNN nói chung.
4.2.4. Tăng cường cơng tác kiểm sốt chi thường xun
Qua kiểm soát chi thường xuyên ngân sách đã từ chối nhiều hồ sơ thanh toán như thiếu hồ sơ, thiếu thủ tục, vượt dự toán, sai tiêu chuẩn, sai các yếu tố trên chứng từ. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên trong thời gian tới cần tập trung giải quyết một số việc sau đây :
Một là: Phân cơng trách nhiệm kiểm sốt chi NSNN một cách rõ ràng. Cụ thể gồm ba cơ quan chủ yếu:
- Đối với đơn vị thụ hưởng vốn NSNN phải chịu trách nhiệm trong suốt quá trình gồm trước, trong và sau khi chi tiêu sao cho đảm bảo sử dụng kinh
phí đúng định mức tiêu chuẩn, đúng chính sách chế độ, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhất. Đơn vị thụ hưởng nói ở đây là đơn vị trực tiếp chi tiêu và cấp trên, cấp dưới của đơn vị. Vấn đề kiểm soát chi trước tại đơn vị thụ hưởng NSNN thông qua bộ phận kế tốn của đơn vị. Vì vậy việc nâng cao chất lượng của bộ phận này là vấn đề cần thực hiện ngay.
Đơn vị thụ hưởng phải gửi đến KBNN những chứng từ, hoá đơn hợp lệ, thực hiện lưu giữ chứng từ, hạch toán kế toán, lập báo cáo quyết tốn chi NSNN gửi cơ quan tài chính và KBNN theo đúng quy định về nội dung và thời gian thực hiện.
Mặt khác, cơ quan cấp trên cần nghiên cứu để có các văn bản, chế tài đối với đơn vị thụ hưởng NSNN trong trường hợp các đơn vị này không thực hiện đúng theo quy định kiểm sốt chi.
- Đối với cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm sốt trong suốt q trình chi tiêu ở khâu xét duyệt dự toán, khâu theo dõi tiến độ chỉ tiêu để đáp ứng cấp vốn kịp thời hoặc thu hồi vốn đọng. Việc xây dựng và xét duyệt dự toán chi một cách đầy đủ, kịp thời, chi tiết đối với một số mục chi chủ yếu. Dự toán phù hợp với nhu cầu chi tiêu thực tế tại đơn vị.
- Đối với KBNN chủ yếu kiểm soát trong khi chi nghĩa là xuất tiền từ kho bạc cho đơn vị thụ hưởng, ở khâu kiểm tra này nhà nước phải ban hành