CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà
4.2.5. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ngân sách
Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và quy chế phối hợp của các cơ quan trực thuộc tỉnh phù hợp với thực tế quản lý chi NSNN trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ giữa HĐND và UBND. Để HĐND thực sự phát huy quyền và trách nhiệm quản lý chi NSĐP. Nên sớm cung cấp đầy đủ thông tin cho các ủy viên HĐND để các bộ phận có trách nhiệm có điều kiện thẩm định các nội dung cần đưa ra quyết định. Khắc phục sự trùng lặp mà không tăng chất lượng các dự toán và quyết toán NSĐP trong khi quyết định điều chỉnh dự toán và phê chuẩn quyết toán chi. HĐND cần tăng cường năng lực thẩm định dự toán, quyết toán chi NSĐP và năng lực giám sát quá trình sử dụng NS.
Nâng cao năng lực thẩm định dự toán và điều hành NS của UBND tỉnh, nhất là trong xác định các khoản mục ưu tiên chi NS và thực thi nghiêm minh kỷ luật NS. Hằng năm và định kỳ vào thời điểm kết thúc thực hiện kế hoạch tài chính trung hạn, UBND tỉnh cần tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng các khoản chi, nhất là chi theo chương trình mục tiêu, để có biện pháp khuyến khích đơn vị cá nhân sử dụng tiết kiệm ngân sách, xử phạt các đơn vị, cá nhân sai phạm.
Nâng cao năng lực dự báo của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tư. Phối hợp hoạt động của hai cơ quan này với nhau và tốt nhất là sáp nhập làm một để thống nhất các dự toán thu và chi. Hai cơ quan này cần ưu tiên nguồn lực cho công tác thống kê, phân tích, đánh giá tài chính để có thể tham mưu cho UBND và HĐND các phương án chi NS tối ưu.
Phối hợp giữa các đơn vị quản lý và thụ hưởng NS cần theo hướng thực chất, nhất là trong thỏa thuận lập dự toán. Tăng cường cơ sở dữ liệu thông tin
để các dự toán và thỏa thuận dự toán là những hoạt động phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học, không phải các cuộc mặc cả mang tính xin - cho.
Tăng cường phối hợp giữa Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư, thanh tra nhà nước, KBNN và Kiểm toán nhà nước để đảm bảo các khoản chi NS nhà nước được sử dụng đúng mục đích, được giám sát thực chất và có khả năng quy trách nhiệm cho đơn vị, cá nhân khi xảy ra thất thoát, lãng phí, tham ô NSĐP.
Rà soát, chuẩn hóa tiêu chuẩn chuyên ngành đối với cán bộ, công chức quản lý NS không chỉ ở cơ quan quản lý NSĐP, mà còn ở các cơ quan thụ hưởng NS. Đối với những cán bộ có năng lực thực tế những chưa được đào tạo chuyên môn tài chính - kế toán đầy đủ, cần tạo điều kiện cho họ đi học. Đối với những người yếu kém về năng lực thực tế, cần chuyển làm công việc khác. Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ quản lý tài chính – NS ở từng lĩnh vực cụ thể để tập huấn cho nhân viên, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá cán bộ sát thực và thực hành chính sách khen chê theo kết quả thực hiện công việc thực tế. Tăng cường kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập nhằm giám sát những người sử dụng NSNN. Xử lý kỷ luật nghiêm minh đơn vị, cá nhân tha hóa về đạo đức, tư lợi, tham ô tài sản công. Nâng cao năng lực của các đơn vị tư vấn xây dựng, thi công trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao hơn nữa nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền quyết định và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong việc quản lý, điều hành và sử dụng NSNN. Các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN tiếp tục phát huy tính chủ động của người đứng đầu trong thực thi công vụ, coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm trong thực thi công vụ thông qua các quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu nơi để xảy ra lãng phí. Tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công; công khai các hoạt động quản lý, sử dụng NSNN. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm công tài sản nhà nước thông qua việc đẩy mạnh mua sắm theo phương thức tập trung.