6. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Đối với UBND tỉnh Lào Cai
Do định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho ngân sách thường giao ổn định trong 5 năm, theo từng thời kỳ ổn định ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động, giá cả tăng nhanh, nguồn thu bất ổn định, thiên tai hạn hán mất mùa gây khó khăn trong chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách. Do vậy, UBND Tỉnh nên quy định bổ sung tiêu chí về hệ số trượt giá trong công thức tính toán phân bổ dự toán hàng năm để đảm bảo công bằng và chủ động trong điều hành ngân sách của địa phương.
Nhằm phát huy chức năng và nhiệm vụ của HĐND trong phần cấp chi thường xuyên NSNN, cần loại bỏ các quy định ràng buộc HĐND vào quá nhiều cơ quan quản lý cấp trên, sớm khắc phục sự trùng lặp thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp ngân sách trong quyết định, điều chỉnh dự toán và phê chuẩn quyết
toán NSNN như hiện nay. Phân cấp NSNN của HĐND cần rành mạch, rõ ràng đảm bảo cân bằng giữa các vùng địa phương và cân đối NSNN tích cực theo nguyên tắc phù hợp, đồng bộ với phân cấp quản lý KT-XH, tổ chức bộ máy hành chính và khả năng quản lý của từng cấp, ngành ở địa phương.
Định kỳ, mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề về quản lý chi NS cấp huyện cho các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn thụ hưởng ngân sách huyện đến đối tượng làm công tác quản lý và chuyên trách tài chính.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh là tất yếu, là một quá trình lâu dài và gặp không ít khó khăn, vướng mắc đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh. Nhiệm vụ chi thường xuyên có vai trò và tác động to lớn đối với mọi hoạt động của địa phương. Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn hẹp, nâng cao chất lượng thẩm tra dự toán, quyết toán chi thường xuyên để HĐND có đơn vị quyết định đúng, góp phần quan trọng thực hiện tiết kiệm chi và chi có hiệu quả cho các hoạt động thường xuyên. Qua nghiên cứu đề tài “Quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước tỉnh Lào Cai” đã đạt một số kết quả sau:
Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên NSNN và đưa ra kinh nghiệm của một số địa phương nhằm góp phần hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách cho tỉnh Lào cai.
Thứ hai: Thông qua nghiên cứu thực trạng, luận văn đã phân tích, đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018 qua 4 nội dung chính: lập dự toán CTX NSNN, chấp hành dự toán CTX NSNN, quyết toán CTX NSNN và thanh tra, kiểm tra CTX NSNN.
Thứ ba: Trên cơ sở phân tích thực trạng và định hướng của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Lào Cai cho các năm tiếp theo, tập trung chủ yếu vào các giải pháp: Nâng cao chất lượng dự toán ngân sách; Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi ngân sách; Hoàn thiện công tác thanh tra, quyết toán ngân sách; Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ngân sách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Văn Dụ, Bùi Tiến Mạnh (2015), Giáo trình QUản lý chi ngân sách, NXB Tài chính.
2. Tô Thiện Hiền (2015), Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Đồng Thị Vân Hồng (2016), Giáo trình Quản lý ngân sách, NXB Lao động.
4. Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai (2016), Nghị quyết về việc phê duyệt quyết toán ngân sách địa phương năm 2014, Lào Cai.
5. Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai (2017), Nghị quyết về việc phê duyệt quyết toán ngân sách địa phương năm 2015, Lào Cai.
6. Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai (2018), Nghị quyết về việc phê duyệt quyết toán ngân sách địa phương năm 2016, Lào Cai.
7. Nguyễn Quang Hưng (2015), Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
8. Kho bạc nhà nước tỉnh Lào Cai (2016), Báo cáo Thống kê quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016, Lào Cai.
9. Kho bạc nhà nước tỉnh Lào Cai (2017), Báo cáo Thống kê quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2017, Lào Cai.
10.Kho bạc nhà nước tỉnh Lào Cai (2018), Báo cáo Thống kê quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2018, Lào Cai.
11.Lê Thị Mai Liên và Nguyễn Thị Thúy (2015), "Bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Xu hướng, nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh", Thông tin Phục vụ lãnh đạo,.
12.Nguyễn Viết Lợi (2016), "Vai trò của chính sách tài khóa trong mục tiêu tăng trưởng năm 2015 và định hướng năm 2016", Tạp chí Cộng sản.
13.Lê Văn Nghĩa (2016), “Đổi mới chu trình chi ngân sách theo kết quả đầu ra”, Tạp chí Kinh tế và dự báo.
14.Sở Tài chính tỉnh Lào Cai (2016), Quyết toán thu - chi ngân sách của tỉnh Lào Cai và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn năm 2016, Lào Cai.
15.Sở Tài chính tỉnh Lào Cai (2017), Quyết toán thu - chi ngân sách của tỉnh Lào Cai và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn năm 2017, Lào Cai.
16.Sở Tài chính tỉnh Lào Cai (2018), Quyết toán thu - chi ngân sách của tỉnh Lào Cai và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn năm 2018, Lào Cai.
17.Bùi Hạnh Thảo (2019), Quảng Ninh: Nâng cao kiểm soát chi ngân sách qua một đầu mối, Thời báo Tạp chí tài chính Việt Nam online.
18.Nguyễn Mạnh Tiến (2019), Thực hiện quản lý và cam kết chi NSNN qua KBNN, Tạp chí tài chính