Thực tiễn quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước tại một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh lào cai (Trang 40 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Thực tiễn quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước tại một số địa

cơ thất thoát, lạm dụng, lãng phí NS sẽ lớn.

* Công nghệ quản lý chi NSNN của tỉnh.

Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào quản lý chi NSNN cấp tỉnh sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả.

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước

1.2.1. Thực tiễn quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước tại một số địa phương địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước tại tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trong 13 địa phương trong cả nước có số thu NSNN được điều tiết về Trung ương. Hằng năm, số thu NSNN của Quảng Ninh tăng, nhưng kèm theo đó, số chi NSNN cũng tăng theo. Năm 2011, tổng chi ngân sách của tỉnh ở mức hơn 8.600 tỷ đồng, năm 2012 đã tăng lên 13.200 tỷ đồng, năm 2016 lên gần 16.000 tỷ đồng và năm 2018 gần 18.000 tỷ đồng. Ðiều đáng nói là tuy số chi tăng nhanh, nhưng Quảng Ninh lại có cách xác định chi NSNN theo hướng khác biệt.

Trong những năm gần đây, hạ tầng kinh tế - xã hội của Quảng Ninh có sự cải thiện đáng kể, đóng góp tích cực cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Có được kết quả đó là do, Quảng Ninh luôn dành nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước chi cho đầu tư phát triển thông qua việc thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên.

Năm 2017 là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách Nhà nước 2017-2020, cũng là năm đầu triển khai Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015. Ngay sau khi HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về dự toán thu, chi ngân sách năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4318/QĐ-UBND về giao dự toán thu, chi NSNN năm 2017 và Quyết định số 4319/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 về một số cơ chế và biện pháp điều hành ngân sách Nhà nước năm 2017.

Ngay từ khâu xây dựng dự toán ngân sách năm 2018, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để bổ sung 3.421 tỷ đồng cho chi đầu tư phát triển. Mặc dù đã thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên ngay từ khi giao dự toán để dành nguồn lực chi đầu tư phát triển song về cơ bản các nhiệm vụ chi và hầu hết các cơ chế chính sách HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành đều được đảm bảo kinh phí theo dự toán và tiến độ thực hiện. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên, các sở, ban, ngành, đơn vị dự toán và các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động rà soát, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; bố trí điều hành kinh phí đảm bảo tiết kiệm trên nguyên tắc rà soát chính sách, chế độ đã ban hành để lồng ghép, đảm bảo không chồng chéo trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao từ đầu năm.

Để đảm bảo điều hành chi ngân sách địa phương theo đúng dự toán đầu năm, tỉnh Quảng Ninh đã phân bổ dự toán cho các đơn vị theo đúng tính chất, nhiệm vụ được giao. Trong đó, tổ chức điều hành chi ngân sách dựa trên khả năng nguồn thu để đảm bảo cân đối ngân sách, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách địa phương theo hướng đảm bảo chi an sinh xã hội, kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, kinh phí đặt hàng đối với sản phẩm dịch vụ công, tiết kiệm tối đa chi thường xuyên để dành nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.

Cùng với đó, các chủ trương, chính sách mới của tỉnh khi ban hành đều được căn cứ nguồn lực thực có của địa phương theo định mức Trung ương để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương năm 2017 và các năm tiếp theo; không ban hành chính sách, chế độ mới khi chưa có nguồn đảm bảo. Việc quản lý chi đều được các đơn vị thực hiện theo đúng dự toán đã được phê duyệt, chống thất thoát lãng phí, tham nhũng; triệt để tiết kiệm chi thưòng xuyên, nhất là chi tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, mua xe công và chi phí công tác trong và ngoài nước...

Các nguồn kinh phí giao đầu năm cho các đơn vị dự toán đã được phân bổ và tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa đúng quy định, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Văn bản số 4494/BTC-NSNN ngày 04/4/2017 về việc “Thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2017”.

Việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của cơ quan trong việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015... của Chính phủ đã mang lại những chuyển biến rõ rệt trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, làm tiền đề để thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 4253/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho 69 đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, gồm: 27 đơn vị tự chủ 10%, 01 đơn vị tự chủ 70%, 02 đơn vị tự chủ 60%, 08 đơn vị tự chủ 50%, 04 đơn vị tự chủ 45%, 03 đơn vị tự chủ 35%, 04 đơn vị tự chủ 30%, 10 đơn vị tự chủ 25%, 09 đơn vị tự chủ 20% và 01 đơn vị tự chủ 10% kinh phí hoạt động thường xuyên. Thời gian ổn định mức tự chủ tài chính là 3 năm (2017-2020).

Tỉnh đã điều hành linh hoạt ngân sách, sử dụng các nguồn lực khác từ nguồn tăng thu, ứng trước từ nguồn dự phòng tiền lương... để bổ sung nguồn

lực cho ĐTPT. Song song với việc tăng chi cho ĐTPT, Quảng Ninh cũng chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên. Do thực hiện khá sát sao công tác tinh giản bộ máy, biên chế cán bộ, nên hằng năm UBND tỉnh đều giao tăng phần tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khối tỉnh, giảm dần phần NSNN cấp cho các đơn vị. Theo thống kê của Sở Tài chính, so với năm 2011, năm 2016 đã giảm 32 trong số 142 đơn vị hưởng NSNN 100%, đồng thời tăng bốn đơn vị tự chủ 100% về tài chính, đưa số đơn vị tự chủ 100% lên 18 đầu mối, tăng sáu đơn vị tự chủ 70%, sáu đơn vị tự chủ 50% và 14 đơn vị tự chủ 30%. Năm 2018, toàn tỉnh tiếp tục giảm thêm 20 đơn vị ngân sách bảo đảm 100%; tăng thêm 16 đơn vị tự chủ 100%, một đơn vị tự chủ 70%, một đơn vị tự chủ 60%, 13 đơn vị tự chủ 50%, sáu đơn vị tự chủ 30%, bảy đơn vị tự chủ 20%... Như vậy, việc giảm chi NSNN cho khu vực hành chính sự nghiệp đã được Quảng Ninh coi là biện pháp chủ yếu trong cuộc đua giảm chi tiêu NSNN trong khu vực hành chính - sự nghiệp. Vì vậy, Quảng Ninh đã được nhiều địa phương coi là điển hình để học tập về mô hình quản lý chi NSNN gắn với cải cách bộ máy hành chính nhà nước (Bùi Hạnh Thảo, 2019).

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước tại Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía bắc, có nhiều điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng với tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua, tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng. Đạt được những thành tựu đó có phần đóng góp của chi NSNN gắn với thực hiện một số chính sách đặc thù địa phương như:

Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện các mục tiêu KT- XH của tỉnh đề ra trong thời kỳ trung hạn.

Năm 2018, thu ngân sách của tỉnh Thái Nguyên đã đạt trên 15.000 tỷ đồng, gấp đôi so với mức thu của 3 năm trước đó. Thực hiện nhiệm vụ "phải sớm tự chủ được ngân sách chi thường xuyên" được giao vào giữa năm 2018, sau 8 tháng của năm 2019, thu ngân sách của Thái Nguyên được gần 10.000 tỷ đồng, đạt gần 70% dự toán năm.

Sau hội nghị xúc tiến đầu tư giữa năm 2018, đến nay hàng chục dự án đã được triển khai và nhiều nhà đầu tư khác cũng đã đến với Thái Nguyên, với tổng vốn đăng ký trên 100.000 tỷ đồng.

Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường cho chi ĐTPT và đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

Thực hiện việc giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu (giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, giao thông vận tải…) theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP sửa đổi, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng tập trung cho các nhiệm vụ mang tính xã hội (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, đối tượng chính sách…), tích cực huy động nguồn lực xã hội để phát triển các lĩnh vực còn lại.

Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ xã hội, nghiên cứu thực hiện cơ chế đầu tư cung cấp dịch vụ do nhà nước đặt hàng đối với các tổ chức dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế.

Một trong những yếu tố có tính quyết định để Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ trong những năm qua là sự quan tâm đúng mức và thực hiện một cách đồng bộ hoạt động quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh. Những thành công nổi bật của Thái Nguyên trong quản lý chi NSNN, đặc biệt là quản lý chi thường xuyên có thể thấy trên một số khía cạnh như: Quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch, bứt phá phát triển kết cấu hạ tầng, đổi đất lấy công trình hạ

tầng, người có đất ra mặt đường phải đóng tiền, các chính sách chi đãi ngộ để thu hút và phát triển nhân tài,…(Nguyễn Mạnh Tiến, 2019).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh lào cai (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)