ĐVT: tỷ đồng
TT Tên khoản chi 2016 2017 2018
Tổng chi thường xuyên 5.096,00 5.255,07 5.608,99 1 Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề 1.633,87 1.784,85 1.939,81 2 Chi khoa học và công nghệ 51,05 48,91 68,01 3 Chi y tế, dân số và gia đình 1.026,62 368,00 318,54
4 Chi văn hóa thơng tin 93,60 139,35 175,39
5 Chi phát thanh, truyền hình, thơng tấn 58,94 71,34 63,56
6 Chi thể dục thể thao 28,61 33,30 33,16
7 Chi bảo vệ môi trường 24,17 141,35 163,15
8 Chi các hoạt động kinh tế 1.285,64 1.041,86 1.108,80 9 Chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà
nước, đảng, đoàn thể 896,12 1.067,22 1.333,41
Qua bảng dự toán cho thấy dự tốn CTX có xu hướng tăng hàng năm, trong đó tập trung các khoản chi cho giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng lớn từ 32- 35%; Chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể chiếm từ 17 – 23%. Các khoản chi này có xu hướng tăng đều qua các năm và duy trì tỷ trọng ổn định trong chi thường xuyên.
Trong xây dựng dự toán chi thường xuyên, yêu cầu các cơ quan, đơn vị và các địa phương:
- Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, bảo đảm kinh phí thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đúng chính sách, chế độ, đúng Nghị quyết của HĐND tỉnh về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên.
- Các sở, ngành sớm tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo để thực hiện cho một số nhiệm vụ phát sinh trong năm 2019 của các lĩnh vực làm căn cứ để xây dựng dự tốn, kinh phí hoạt động để cân đối bố trí nguồn kinh phí từ đầu năm, tránh tình trạng phát sinh bổ sung dự tốn trong năm, gây khó khăn cho việc cân đối ngân sách.
- Các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố được giao thực hiện đề án chủ động xây dựng dự toán gửi các cơ quan, đơn vị chủ trì đề án và Sở Tài chính. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì đề án chủ động có trách nhiệm đơn đốc, tổng hợp, thẩm định dự tốn của các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Dự tốn của các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố được giao thực hiện Đề án và dự toán của cơ quan chủ trì Đề án xây dựng cùng với thời điểm xây dựng dự toán hàng năm.
- Yêu cầu các cơ quan đơn vị và các địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm đầu mối, tránh chồng chéo; triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách; rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, mở rộng thực hiện khốn kinh phí sử dụng xe ơ tơ cơng; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngồi; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiện đại gắn với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...
- Tập trung đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII); đẩy mạnh việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo khối lượng, đơn giá được phê duyệt và nghiệm thu theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các ngành tiếp tục chủ động thực hiện xây dựng giá dịch vụ sự nghiệp cơng theo lộ trình thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp và xây dựng trình UBND ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của địa phương để làm căn cứ nghiệm thu kết quả thực hiện đối với từng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ và các nghị định khác của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực. Ngân sách giảm cấp chi thường xuyên của các cơ sở sự nghiệp công lập đối với các khoản chi đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ của từng lĩnh vực sự nghiệp công, dành nguồn để tăng chi thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của ngành, lĩnh vực, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo và các đối tượng chính sách để tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp công, thực hiện cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chi đầu tư phát triển.
Riêng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định rõ các chi phí đã kết cấu trong giá dịch vụ, ngân sách tính hỗ trợ phần kinh phí cịn thiếu, hoặc chưa có trong cơ cấu giá dịch vụ (tiền lương còn thiếu, chế độ phụ cấp đặc thù chưa kết cấu vào giá dịch vụ y tế, hỗ trợ các chi phí vệ sinh cơng nghiệp, điện, nước ngồi buồng bệnh,...). Cơ quan tài chính căn cứ số tiền lương, các khoản có tính chất lương đã kết cấu trong giá dịch vụ y tế quyết tốn và kinh phí tiền lương đã cấp bổ sung cho cơ sở khám chữa bệnh của năm trước để thực hiện thẩm định trình UBND tỉnh điều chỉnh dự tốn tiền lương đã giao cho cơ sở
- Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện nhất quán nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật, ngân sách chỉ hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao. Các tổ chức này xác định nhiệm vụ phù hợp với khả năng thực hiện đề xuất việc tham gia hệ thống các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ cơng… dưới hình thức đề án hoặc kế hoạch triển khai các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao, gửi các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực và cơ quan tài chính thẩm định làm căn cứ để trình UBND cùng cấp. Căn cứ khả năng ngân sách UBND các cấp phê duyệt, giao nhiệm vụ và hỗ trợ kinh phí.
- Đối với kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh: Sở Tài chính chủ trì thẩm định, báo cáo UBND tỉnh quyết định bổ sung kinh phí cho các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố để thực hiện các chính sách, chế độ; kết thúc năm ngân sách thực hiện quyết toán theo quy định hiện hành. Việc xử lý số kinh phí cịn thừa hoặc thiếu thực hiện theo quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 24/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Cơng văn số 14277/BCT-NSNN ngày 24/10/2017 của Bộ Tài chính.
Báo cáo dự tốn ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn phải được công khai chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai hoặc giao Sở Tài chính thực hiện cơng khai.
Cơng khai số liệu dự tốn ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân quyết định bao gồm:
- Cân đối ngân sách địa phương (theo Biểu số 46/CK-NSNN)
- Cân đối nguồn thu, chi dự toán ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện (theo Biểu số 47/CK-NSNN)
- Dự toán thu ngân sách nhà nước (theo Biểu số 48/CK-NSNN)
- Dự toán chi ngân sách địa phương, chi ngân sách cấp tỉnh và chi ngân sách huyện theo cơ cấu chi (theo Biểu số 49/CK-NSNN)
- Dự toán chi ngân sách cấp tỉnh theo từng lĩnh vực (theo Biểu số 50/CK- NSNN)
- Dự toán chi ngân sách cấp tỉnh cho từng cơ quan, tổ chức (theo Biểu số 51/CK-NSNN)
- Dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp tỉnh cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực (theo Biểu số 52/CK-NSNN)
- Dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh cho từng cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực (theo Biểu số 53/CK-NSNN)
- Tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương (theo Biểu số 54/CK-NSNN)
- Dự toán thu, số bổ sung và dự toán chi cân đối ngân sách từng huyện (theo Biểu số 55/CK-NSNN)
- Dự tốn chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách từng huyện (theo Biểu số 56/CK-NSNN)
- Dự tốn chi chương trình mục tiêu quốc gia ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện (theo Biểu số 57/CK-NSNN)
- Danh mục các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (theo Biểu số 58/CK-NSNN)
3.3.2. Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước cấp tỉnh
Dự toán ngân sách được phê chuẩn và được thực hiện khi năm tài chính bắt đầu. Nội dung của giai đoạn này là tập trung đầy đủ, kịp thời mọi nguồn thu vào ngân sách và cấp phát cho các nhiệm vụ chi đã xác định nhằm động viên, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính của xã hội để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong năm tài chính.
Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách bao gồm chấp hành dự tốn đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khốn biên chế hành chính và kinh phí quản lý hành chính và đối với đơn vị thực hiện cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp có thu.
*Quản lý chấp hành dự tốn đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khốn biên chế hành chính và kinh phí quản lý hành chính.
(1)- Điều kiện cấp phát thanh tốn.
Kho bạc nhà nước chỉ thực hiện cấp phát, thanh tốn kinh phí cho các đơn vị khốn chi khi có đủ các điều kiện sau:
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép đơn vị thực hiện khốn biên chế, kinh phí quản lý hành chính và nguồn kinh phí được giao khốn.
- Dự toán chi của đơn vị đã được duyệt trong phạm vi kinh phí được khốn theo mục lục ngân sách nhà nước.
- Có đủ kinh phí để thanh tốn.
- Đã được thủ trưởng đơn vị hoặc người uỷ quyền chuẩn chi.
- Có đủ hồ sơ chứng từ liên quan đến từng khoản chi tuỳ theo tính chất từng khoản chi, các hồ sơ chứng từ thanh toán bao gồm:
+ Đối với các khoản chi lương và phụ cấp lương là bảng đăng kí biên chế quỹ lương được cơ quan có thẩm quyền duyệt, phương án chi trả tiền lương của đơn vị, danh sách những người hưởng lương, bảng tăng giảm biên chế quỹ lương.
+ Đối với những khoản chi mua sắm vật tư, trang thiết bị, phương tiện sửa chữa nhỏ, hồ sơ chứng từ bao gồm: Dự toán mua sắm, sửa chữa nhỏ được duyệt, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu (trường hợp phải thực hiện đấu thầu), hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ, phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hố, dịch vụ, các hồ sơ chúng từ khác có liên quan như séc, uỷ nhiệm chi. + Đối với các khoản chi thường xuyên khác là bảng kê, chứng từ thanh tốn có chữ ký của thủ trưởng hoặc người được uỷ quyền.
(2) Kiểm soát thanh tốn.
Khi có nhu cầu thanh tốn, đơn vị thực hiện khoán chi gửi kho bạc nhà nước nơi giao dịch các hồ sơ tài liệu chứng từ thanh tốn có liên quan sau:
-Lệnh chuẩn chi.
-Giấy rút hạn mức kinh phí cùng chứng từ kèm theo. (3) Cấp phát thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu. - Chi tiền lương, tiền công:
+ Đối với lương cấp bậc và chức vụ: Kho bạc Nhà nước căn cứ vào biên chế quỹ lương được duyệt và bảng lương hàng tháng.
+ Đối với phần lương tăng thêm: Kho bạc nhà nước căn cứ vào phương án sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt để kiểm tra và thực hiện thanh toán cho đơn vị đảm bảo tổng quỹ lương được duyệt không vượt quá hai lần so với mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định. - Chi phí hành chính, nghiệp vụ chuyên môn: trên cơ sở chứng từ chi nghiệp vụ chuyên môn theo quy định, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán theo đề nghị của thủ trưởng đơn vị.
- Chi mua sắm vật tư, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định thực hiện theo quy định hiện hành.
- Đối với những khoản chi khác: Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán theo đề nghị của chủ tài khoản kèm theo hồ sơ theo quy định. Chủ tài khoản chịu trách nhiệm trước pháp luật vê quyết định chi tiêu của mình.
*Quản lý chấp hành dự toán đối với đơn vị thực hiện cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp có thu
(1) Mở và sử dụng tài khoản
-Kho bạc nhà nước hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu mở hai tài khoản đó là tài chi ngân sách và tài khoản tiền gửi:
+Tài khoản tiền gửi để thực hiện thu, chi các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nhưng đơn vị được phép giữ lại để chi theo quy định.
-Đối với các khoản thu, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ đơn vị được phép mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng.
-Nghiêm cấm việc chuyển các khoản tiền thuộc nguồn ngân sách nhà nước vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Việc chuyển kinh phí từ tài khoản chi NSNN vào tài khoản tiền gửi (đối với một số trường hợp đặc biệt) phải được thủ trưởng cơ quan tài chính đồng cấp cho phép bằng văn bản.
(2) Điều kiện cấp phát thanh tốn
-Đã có trong dự tốn được cơ quan thẩm quyền duyệt.
+Đối với năm đầu tiên là dự tốn do cơ quan có thẩm quyền duyệt. Hai năm tiếp theo là dự toán do đơn vị lập.
+Trường hợp các khoản chi đột xuất ngồi dự tốn được duyệt nhưng khơng thể trì hỗn được như khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn... Kho bạc Nhà nước căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền để cấp phát, thanh toán cho nhà nước.
+Đối với các khoản chi hoạt động thường xuyên, nếu đầu năm đơn vị chưa có dự tốn được duyệt, trên cơ sở đề nghị của đơn vị Kho bạc Nhà nước xem xét tạm ứng cho đơn vị bình quân bằng 01 tháng chi hoạt động thường xuyên của năm trước đó.
-Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
+ Đối với những khoản chi phải tuân thủ định mức, chế độ chung của nhà nước thì mức chi không vượt quá tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định.
+ Đối với những khoản chi phí quản lý hành chính (cơng tác phí, hội nghị phí, điện thoại, cơng vụ phí...), chi hoạt động thường xun, chi lương và các khoản chi khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi nguồn kinh phí được sử dụng, phù hợp với quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế trả lương của đơn vị đã được hội nghị cán bộ công chức cơ quan quyết định.
-Đã được thủ trưởng đơn vị hoặc người uỷ quyền chuẩn chi. -Tài khoản dự toán và tài khoản tiền gửi của đơn vị còn đủ số dư. (3) Kiểm soát, thanh toán đối với một số khoản chi chủ yếu -Kiểm soát chi tiền lương và tiền công.
+Lương cấp bậc và chức vụ: KBNN căn cứ biên chế quỹ lương được duyệt và danh sách chi lương hàng tháng thanh toán cho đơn vị.
+Đối với tiền lương tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên hoặc nguồn thu từ các đơn vị sự nghiệp công lập, KBNN căn cứ vào phương án chi trả tiền lương được duyệt để thanh tốn cho đơn vị, khơng vượt