Tỷ lệ khả năng chi trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 72 - 74)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

2.2.3.3 Tỷ lệ khả năng chi trả

Trong hoạt động của các TCTD thì vấn đề về thanh khoản, đáp ứng khả năng chi trả cho khách hàng được đặt lên hàng đầu vì nó thể hiện niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Theo quy định tại Điều 11 Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN Ban hành "Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân". Tỷ lệ khả năng chi trả được hiểu như sau: kết thúc ngày làm việc

QTDND phải duy trì tối thiểu bằng 1 giữa tài sản "Có" có thể thanh toán ngay so với tài sản "Nợ" phải thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo. Do đây là chỉ số được tính hàng ngày kết thúc ngày hôm trước sẽ tính cho ngày hôm sau. Theo báo cáo xếp loại QTDND của Ngân hàng Nhà nước Tiền Giang tính đến 31/12/2015 thì 16/16 QTDND đều duy trì tỷ lệ này trên 1. Tùy vào từng thời điểm mà tỷ lệ này có thể cao lên hay giảm xuống. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo duy trì tối thiểu trên 1, tỷ lệ này cho giúp cho QTDND chủ động được tình hình thanh khoản của đơn vị mình và kịp thời ứng phó với các trường hợp rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra.

Tóm lại, thông qua biểu kết quả chỉ tiêu đảm bảo đủ vốn hay an toàn vốn của các QTDND trên địa bàn tỉnh trong gia đoạn 2011 – 2015 và từng QTDND trong năm 2015 cho thấy các QTDND đã thực hiện đúng chỉ tiêu quy định về tỷ an toàn vốn tối thiểu trên 8% và xem xét mức độ an toàn vốn thể hiện qua việc dùng VCSH để tài trợ cho các khoản cho vay tương đối thấp, nguồn vốn cho vay chủ yếu được tập trung sử dụng từ nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, cho ta thấy mức vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của một số QTD còn thấp, chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô để đảm bảo an toàn trong hoạt động. Vốn điều lệ thấp khiến các QTDND gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động và khả năng chống đỡ rủi ro còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do một số QTDND có lợi nhuận cao không muốn mở rộng thành viên góp vốn thường xuyên mà chủ yếu tập trung vào thành viên sáng lập; một số QTDND có quy mô nhỏ, lợi nhuận hàng năm chưa cao nên việc vận động thành viên góp vốn CPTX bị hạn chế. Nguyên nhân khác do mức vốn pháp định đối với QTDND từ năm 1993 đến nay vẫn giữ mức 100 triệu đồng, trong khi hiện nay tất cả các QTD đều có mức VĐL lớn hơn mức vốn pháp định và VĐL bình quân 1.374 triệu đồng/Quỹ. Vì vậy, quy định này không tạo động lực cho các QTD đang có mức vốn điều lệ thấp tích cực vận động thành viên góp vốn, tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động và tăng khả năng chịu đựng rủi ro, cần có giải pháp giải quyết phù hợp trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)