ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 97 - 100)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN

TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1Những thuận lợi, khó khăn

3.1.1.1 Thuận lợi

QTDND ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của QTDND có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang. Hoạt động của hệ thống QTDND cơ bản có những thuận lợi sau:

- Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến khu vực kinh tế tập thể nói chung và hệ thống QTDND nói riêng, tạo mọi điều kiện cho mô hình này phát triển; mặt khác chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển hệ thống QTDND đã được kiểm nghiệm phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

- Kinh tế nông nghiệp - nông thôn phát triển theo hướng CNH, HĐH sẽ là môi trường thuận lợi góp phần đảm bảo cho hệ thống QTDND tăng trưởng nhanh chóng và phát triển bền vững; gắn với xây dựng nông thôn mới mà trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII có nhắc đến.

- Các khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách đối với hệ thống QTDND ngày càng được hoàn thiện và phù hợp hơn đặc thù của loại hình TCTD hợp tác.

- Bước vào giai đoạn hoàn thiện và phát triển, đặc biệt là việc thành lập các tổ chức liên kết phát triển hệ thống, các QTDND cơ sở sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm để hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững.

- Những kết quả, thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đã khiến người dân ngày càng tin tưởng và tham gia tích cực hơn vào hệ thống QTDND. Đây là một trong những yếu tố hết sức thuận lợi để các QTDND mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động.

- Năng lực, trình độ và ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ QTDND ngày càng được nâng lên; năng lực quản lý, điều hành và kiểm soát QTDND không ngừng được cải thiện đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu phát triển QTDND.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng không ngừng được củng cố và mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống QTDND đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá thông qua các chương trình, các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ nước ngoài.

3.1.1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, hệ thống QTDND cũng chịu không ít những khó khăn như:

- Hoạt động của các loại hình TCTD khác ngày càng hướng tới thị trường khu vực nông nghiệp nông thôn; do đó các QTDND sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các NHTM có qui mô hoạt động lớn hơn, trình độ công nghệ cao hơn, sản phẩm dịch vụ phong phú hơn; trong khi đó hầu như đại bộ phận các QTDND đều chưa xây dựng được chiến lược tổng thể; đặc biệt là chiến lược phát triển thị trường để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Nhu cầu về vốn trung, dài hạn ở khu vực nông nghiệp - nông thôn ngày càng lớn trong khi khả năng nguồn vốn này của các QTDND rất hạn chế; vì vậy các QTDND sẽ gặp nhiều hạn chế trong hoạt động.

- Cơ sở vật chất nghèo nàn và khả năng vốn tự có thấp, trình độ công nghệ (đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin) hạn chế khiến các QTDND gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Việc thu hút, đào tạo nâng cao trình độ và duy trì đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực nghiệp vụ QTDND thành thạo còn rất hạn chế; vì vậy khả năng duy trì sự phát triển bền vững của các QTDND sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có những chiến lược và bước đi thích hợp.

- QTDND là loại hình TCTD hợp tác hoạt động vì mục tiêu hỗ trợ thành viên, góp phần xoá đói giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng hiện nay vẫn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp 25% như các loại hình NHTM khác; vì vậy các QTDND gặp rất nhiều khó khăn trong tích luỹ vốn và huy động thêm vốn góp để nâng cao năng lực tài chính, hỗ trợ cho các các thành viên ngày một tốt hơn.

3.1.2Định hướng phát triển Quỹ tín dụng nhân dân ở Tiền Giang

Để góp phần thực hiện phát triển kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị Quyết Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần X giai đoạn 2015-2020. Định hướng chiến lược cơ bản về phát triển hệ thống QTDND trong giai đoạn trên cần tập trung vào một số vấn đề như sau:

Một là, Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND

Trong đó tập trung xây dựng hoàn chỉnh tổ chức liên kết phát triển hệ thống QTDND. Đó là Hiệp hội QTDND nhằm để đại diện quyền lợi, định hướng phát triển, điều phối hoạt động chung toàn hệ thống, thực hiện kiểm toán, đào tạo cán bộ, cung cấp các dịch vụ tư vấn, và quản lý quỹ an toàn hệ thống nhằm đảm bảo cho từng QTDND cũng như toàn hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển.

Hai là, Tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình QTDND trong cả nước một cách vững chắc

Phát triển và nhân rộng mô hình QTDND trong cả nước một cách vững chắc. Đồng thời nghiên cứu cho phép QTDND mở rộng dần các hoạt nghiệp vụ ngân hàng phù hợp với trình độ quản lý của QTDND và khả năng giám sát của

Ngân hàng Nhà nước. Từng bước đưa hệ thống QTDND cùng với TCTD Nhà nước trở thành nền tảng trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Ba là, Chủ động hội nhập cạnh tranh

Bằng chính sức mình, các QTDND chủ động vươn lên là cách làm khả thi và đúng đắn nhất. Tất nhiên, nếu chúng ta bên cạnh đó biết tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà nước hay các tổ chức quốc tế trong quá trình phát triển là điều tốt, thuận lợi và cần phải khai thác, song dù thế nào đi nữa thì yếu tố này cũng chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ bổ sung cho yếu tố chủ động và nội lực của chúng ta mà thôi. Có như vậy, chúng ta mới có được một hệ thống QTDND như chúng ta mong muốn, đủ lớn mạnh để chủ động cạnh tranh và hội nhập, khẳng định vị thế và vai trò của chúng ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)