CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
1.4 KINH NGHIỆM THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG QUỸ TÍN DỤNG TẠ
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI TIỀN GIANG
1.4.1Kinh nghiệm thực tiễn hoạt động Quỹ tín dụng tại một số nước trên thế giới giới
1.4.1.1 Mô hình tín dụng hợp tác tại Cộng Hòa Liên Bang Đức
Ở Cộng hòa Liên Bang Đức Có 3.700 TCTD, chia làm 3 nhóm:
Các NHTM cổ phần tư nhân; các Quỹ tiết kiệm cộng đồng thuộc sở hữu nhà nước của chính quyền địa phương; các TCTD/ hợp tác xã (NH/HTX)
Riêng nhóm NH/HTX có tới 2500 đơn vị, kết thành một hệ thống hoạt động rộng khắp ở nông thôn và thành thị, chiếm 20% thị phần tín dụng trong cả nước. Bản thân các NH/HTX đều có các công ty dịch vụ tài chính chuyên danh về cho vay cầm cố, xây dựng nhà, bất động sản, bảo hiểm, tư vấn. Hệ thống TCTD hợp tác xã Đức được tổ chức thành 3 cấp:
Cấp 1: Gồm các NH/HTX cơ sở và các TCTD chuyên ngành
Hiện nước Đức 2500 NH/HTX cơ sở, với 13,3 triệu thành viên, trong đó 86% là người lao động, 14% là chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các TCTD HTX cơ sở mở ra 19.700 chi nhánh, thu hút 30 triệu khách hàng ở nông thôn và thành thị (7 người dân có 1 thành viên, 3 người dân có 1 khách hàng). Về tổ chức các NH này hình thành theo Luật HTX; về nghiệp vụ và dịch vụ hoạt động theo Luật TCTD; về nguồn vốn gồm vốn tự có không dưới 8% tài sản có rủi ro, vốn huy động phần lớn từ các tầng lớp trung lưu, người làm công ăn lương; vốn đi vay của NH/HTX khu vực, chi nhánh NH/HTX TW. Các NH/HTX đáp ứng nhiều loại dịch vụ như thanh toán (Séc, thẻ rút tiền tự động) nội địa và quốc tế; giao dịch và bảo hiểm chứng khoán…
Cấp 2: Gồm các NH/HTX khu vực
NH/HTX khu vực đầu tiên ra đời từ năm 1872 do các TCTD Nhân dân thành lập, thành viên của NH/HTX khu vực là các NH/HTX cơ sở và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiệm vụ chủ yếu các NH này là hoạt động hỗ trợ và phục vụ các NH/HTX cơ sở.
Cấp 3: Gồm các NH/HTX TW
NH/HTX TW ra đời vào năm 1895 đầu tiên ở Beclin trực thuộc một bang đến năm 1932 có tên chính thức là NH/HTX TW và từ năm 1939 hoạt động thống nhất trong cả nước Đức, hoạt động theo Luật công cộng và Luật công ty, hoạt động như một TCTD thương mại cổ phần. Có chức năng nhiệm vụ chính sau đây:
- Bảo đảm cân đối vốn trong toàn hệ thống NH/HTX thông qua các hoạt động tín dụng và dịch vụ TCTD
- Bảo đảm đầu tư và tái đầu tư vốn cho các TCTD trong hệ thống bằng nhiều hình thức cho vay đa dạng.
- Là tổ chức trung gian nối các NH/HTX với thị tường tiền tệ
Các công ty tài chính trực thuộc: Bên cạnh các TCTD kinh doanh đa năng và chuyên doanh, còn có hàng chục Công ty tài chính hoạt động về các nghiệp vụ cho vay, cầm đồ, xây dựng nhà, thanh toán bù trừ. Vốn của các công ty này do NH/HTX TW và NH/HTX Khu vực và một số công ty khác đóng góp.
Cơ chế đảm bảo an toàn cho từng NH/HTX và an toàn hệ thống, bao gồm nhiều cấp và đơn vị.
1.4.1.2 Mô hình hệ thống QTD Desjardins ở Québec - Canada
Mô hình NH/HTX ở Canada có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ 19. Ngày 06/12/1900 ông Alphonse Desjardins - một nhà báo và là nghị sĩ quốc hội là người sáng lập ra tổ chức có tên gọi QTD cơ sở đầu tiên ở bang Québec, Canada. Năm 1920, do tác động của khủng hoảng Liên đoàn QTD được thành lập. Năm 1932, sau khi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán ở Mỹ, các Liên đoàn phải tập hợp lại để thành lập Tổng liên đoàn. QTDND TW với tư cách là một tổ chức tài chính trung tâm của Tổng liên đoàn thành lập năm 1980.
Từ tháng 7/2000 đến nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh, hệ thống QTD Desjardins đã thực hiện việc tái cơ cấu tổ chức bằng việc chuyển từ mô hình ba cấp (gồm các QTD cơ sở, các Liên đoàn khu vực và Tổng liên đoàn) thành mô hình hai cấp (gồm các QTD cơ sở và một Liên đoàn) thông qua việc sáp nhập các Liên đoàn khu vực vào Tổng liên đoàn để trở thành một tổ chức duy nhất lấy tên gọi là "Liên đoàn QTD Desjardins". Đến nay, hoạt động của hệ thống QTD Desjardins đã vượt ra khỏi Québec - Canada. Hệ thống QTD Desjardins đã cung ứng các dịch vụ quốc tế như các TCTD lớn, cạnh tranh ngang với các
TCTD này về nhiều lĩnh vực như séc lữ hành, thẻ VISA, đầu tư, bảo hiểm... Hơn 500 QTD cơ sở đã làm các dịch vụ TCTD quốc tế cho xã viên của mình. Có thể nói cho đến nay hệ thống QTD Desjardins đã cung cấp đầy đủ tất cả các loại dịch vụ tài chính, TCTD cho khách hàng và thành viên. Quỹ an toàn được xem là một trong những yếu tố quyết định đối với việc củng cố, chấn chỉnh các QTD yếu kém. Khi gặp khó khăn về tài chính, QTD cơ sở được Quỹ an toàn hỗ trợ. Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận thanh tra - kiểm toán với Quỹ an toàn giúp cho quá trình hỗ trợ và theo dõi việc củng cố, chấn chỉnh của QTD đạt hiệu quả cao. QTD Desjardins đã thực sự trở thành một mô hình tập đoàn TCTD hợp tác có quy mô hoạt động lớn nhất trong các định chế tài chính ở bang Québec và là một trong năm tập đoàn tài chính lớn nhất ở Canada.
1.4.2Bài học kinh nghiệm đối với Tiền Giang
Từ kinh nghiệm hoạt động và quá trình phát triển bền vững của các mô hình tổ chức nêu trên có thể rút ra những bài học chung cho việc củng cố, xây dựng, phát triển hiệu quả QTD đối với Tiền Giang nói riêng và QTDND cơ sở Việt Nam nói chung, cụ thể như sau:
- Hệ thống QTD luôn nêu cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm kết quả hoạt động kinh doanh, phát huy cao tin thần tương trợ giữa các thành viên.
- Quỹ an toàn của hệ thống QTD phải vững chắc, việc củng cố, chấn chỉnh các QTD yếu kém là rất quan trọng.
- Áp dụng các chính sách ưu đãi đối với QTD. Nhà nước hỗ trợ tích cực đối với các QTD từ hành lang pháp lý đến hỗ trợ về nguồn vốn khi cần thiết.
Kết luận chương 1
Nội dung Chương 1 của luận văn đã trình bày có hệ thống những lý luận liên quan đến đề tài bao gồm: những vấn đề chung về QTDND như khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc tổ chức hoạt động của QTDND đi sâu vào phân tích các nguyên tắc hoạt động, vai trò của QTDND, trình bày một số chỉ tiêu tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó Chương 1 cũng đã giới thiệu về mô hình và kinh nghiệm thực tiễn tại một số quốc gia từ đó rút ra kinh nghiệm bài học cho mô hình hoạt động của hệ thống QTDND tại tỉnh Tiền Giang. Những lý luận được trình bày trên hình thành khung lý thuyết nhằm định hướng cho quá trình nghiên cứu, thực hiện mục tiêu của đề tài.
Phần nội dung tiếp theo của luận văn là tập trung làm rõ thực trạng hoạt động của QTDND trên địa bàn tỉnh, phân tích đánh giá một số chỉ tiêu tài chính từ đó có cái nhìn tổng quan về vị trí, vai trò của QTDND trong việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, vai trò này hết sức cần thiết để đáp ứng vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2.1.1Địa kinh tế tỉnh Tiền Giang