Nguồn: Báo cáo GSTX 2015 của NHNN TG
Từ hình 2.17 trên cho thấy, trong năm 2015 QTDND Tân Hiệp có hiệu suất sử dụng vốn thấp nhất toàn hệ thống, nguyên nhân là do tăng trưởng dư nợ chậm hơn tăng trưởng VHĐ. Vốn huy động tại Quỹ thừa cao phải gửi tại NHHTX Long An và các TCTD khác, trong năm nguồn vốn huy động đạt 140.773 triệu đồng, trong khi đó cho vay đạt mức dư nợ 65.925 triệu đồng. Các QTDND khác như Đăng Hưng Phước, Nhị Mỹ, Tân Hội Đông, Tân Thành, Mùa Xuân cho vay vượt VHĐ, và sử dụng các nguồn vốn khác như VĐL và nguồn vốn vay từ NHHTX. Tuy nhiên, các QTD này có hiệu suất sử dụng vốn cao từ các nguyên nhân khác nhau như QTD Đăng Hưng Phước, Nhị Mỹ, Tân Thành có địa bàn hoạt động nơi vùng sâu, đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn, thu nhập thấp nên vấn đề huy động tiền gửi gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nhu cầu vay vốn của thành viên để phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất nhiều hơn là gửi tiền. Đối với QTD Tân Hội Đông có quy mô hoạt động lớn, địa bàn hoạt động gần khu dân cư thành thị và vùng ven là nông thôn nên vấn đề cho vay phục vụ SX-KD, dịch vụ và tiêu dùng
luôn được sự quan tâm thu hút thành viên vay vốn nên mức dư nợ tăng cao qua mỗi năm, trong khi đó nguồn VHĐ cũng tương đối cao so với mặt bằng chung trên địa bàn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của thành viên nên dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cao.
Tóm lại, thông qua tiêu chí phân tích tính thanh khoản giai đoạn 2011 – 2015 và từng QTDND cụ thể trong năm 2015 cho ta thấy nhìn tổng quát bức tranh hiệu suất sử dụng vốn của hệ thống đang có sự thay đổi theo xu hướng giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu là phù hợp với thực tế, điều này góp phần đáp ứng các nhu cầu chi trả, đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND được ổn định và bền vững, tăng trưởng VHĐ ngày càng tăng cao nên QTDND có nguồn vốn dồi dào phục vụ nhu cầu phát triển cho vay cũng như sự tin tưởng của người dân gửi tiền vào QTDND. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn không đồng đều giữa các QTDND trong hệ thống. Một số QTDND cho vay vượt quá nguồn VHĐ rất dễ gây nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, một số QTDND khác thì tăng trưởng tín dụng còn thấp so với nguồn vốn huy động nên thừa vốn cao ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, trong thời gian tới các QTD cần có chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp, tung ra các gói tín dụng cho vay đặc thù từng vùng có địa bàn hoạt động của QTDND với mức lãi suất ưu đãi để thu hút thành viên vay vốn nhằm mục đích giảm nguồn vốn dư thừa đối với các QTDND có vốn dư thừa nhiều. Đối với các QTDND sử dụng hiệu quả hết nguồn VHĐ vào cho vay và tiếp tục sử dụng VĐL và vốn vay NHHTX Long An cho thấy đạt hiệu quả cao trong vấn đề sử dụng vốn nhưng cần cân nhắc vì điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động cho nên các QTD này cần có chiến lược huy động vốn hấp dẫn để thu hút thành viên gửi tiền.
2.3.6Tỷ lệ cơ cấu dư nợ theo lãi suất
Thực hiện theo sự chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng đến 2015:"Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các tổ chức tín
dụng. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đôla hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín
dụng"[30]. Từ năm 2011 đến nay NHNN VN đã nhiều lần điều chỉnh giảm trần lãi
suất cho vay đối với các lĩnh vực PTNNNT theo Nghị định 41 của Chính phủ. Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thực hiện theo Nghị định 41 cho vay hỗ trợ PTNNNT, Giám đốc NHNN tỉnh đã yêu cầu các QTDND thực hiện giảm lãi suất cho vay một cách quyết liệt nhất để chung tay góp phần chia sẻ những khó khăn của người dân, giúp cho họ có điều kiện để chăm lo sản xuất ổn định đời sống. Tình cơ cấu dư nợ theo lãi suất từ 2013 - 2015 như sau:
Bảng 2.7: Bảng tỷ lệ cơ cấu dư nợ theo lãi suất của QTD 2013 - 2015
Năm/Tỷ lệ Lãi suất từ 10% trở xuống
Lãi suất 10% - 13%
Lãi suất 13%- 15%
Lãi suất trên 15%
Năm 2013 21,77% 14,98% 51,64% 11,61% Năm 2014 31,59% 19,81% 45,99% 2,61% Năm 2015 36,83% 47,02% 14,73% 1,42%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động QTDND 2013-2015 của NHNN TG
Từ bảng 2.7 trên cho thấy, cơ cấu dư nợ đối với các khoản vay có lãi suất trên 15% liên tục giảm qua các năm từ 11,61% năm 2013 đến năm 2014 là 2,61 và năm 2015 chỉ còn 1,42% trên tổng dư nợ. Mặt bằng lãi suất cho vay nền kinh tế cũng được điều chỉnh giảm theo chủ trương điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã thường xuyên kêu gọi các QTDND
giảm lãi suất cho vay. Đến nay, cơ cấu dư nợ theo lãi suất cho vay đã có những
chuyển biến rất tích cực, dư nợ có lãi suất cho vay cao đã giảm mạnh và dư nợ có
lãi suất thấp tăng nhanh. Do mặt bằng lãi suất huy động đang ở mức thấp nên các
QTDND cũng tiến hành giảm lãi suất cho vay đối với thành viên. Phần lớn dư nợ tại các QTDND áp dụng mức lãi suất dưới 13%, mức lãi suất trên 13% đang có xu
hướng giảm. Đến cuối năm 2015 dư nợ có lãi suất dưới 10% chiếm 36,83% tổng dư nợ (175.272 triệu đồng), dư nợ có lãi suất từ 8% trở xuống chiếm 23,80% tổng dư nợ (113.263 triệu đồng). Mặc dù phải đối mặt với điều kiện kinh doanh khó khăn trong năm nhưng các QTDND đã nỗ lực giảm lãi suất cho vay cùng chia sẻ khó khăn cùng với thành viên. Hệ thống QTDND đã ngày càng khẳng định vai trò tương trợ của mình trên địa bàn nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận lấy lợi ích của thành viên là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của Quỹ.
Nhằm hỗ trợ các xã sớm đạt được các tiêu chí xã nông thôn mới theo đúng lộ trình đã đề ra, Ngân hàng Nhà nước tỉnh cũng đã chỉ đạo các QTDND tích cực hỗ trợ vốn cho các xã thực hiện các công trình, dự án, đồng thời đóng góp một phần kinh phí thực hiện các chương trình an sinh xã hội tại địa bàn được phân công. Kết quả, đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay đối các xã xây dựng nông thôn mới đạt 131.981 triệu đồng, chiếm 27,73% tổng dư nợ cho vay.
Tận dụng lợi thế là gần dân, các QTDND đã chủ động nắm bắt nhu cầu vay vốn của thành viên, tư vấn mở thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Các QTDND cũng đa dạng các loại hình cho vay như cho vay tín chấp đối với các Đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên. Bên cạnh đó, mở rộng cho vay đối tượng hưởng lương bằng hình thức thế chấp lương…thường xuyên mở rộng công tác tuyên truyền vận động thành viên tăng cường góp vốn điều lệ. Mặc dù địa bàn hoạt động có giới hạn so với các Ngân hàng và cũng gặp không ít khó khăn trong cạnh tranh nhưng vai trò của các QTDND là không thể thiếu trong việc hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất, cải
thiện đời sống người dân ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các chương trình tín
dụng đã giải quyết kịp thời nhu cầu của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giúp các hộ thoát nghèo.
2.4 THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
2.4.1Những thành tựu
Mục tiêu chủ yếu của hoạt động QTDND là tương trợ giữa các thành viên để phát huy sức mạnh tập thể, giúp đỡ thành viên phát triển SXKD, dịch vụ và nâng cao đời sống. Tuy quy mô nhỏ, nội dung hoạt động QTDND chưa phong phú, đa dạng như NHTM nhưng QTDND tỉnh Tiền Giang cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:
Một là, Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân
Với những nỗ lực của mình, thời gian qua sự hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông nghiệp, nông thôn. Với ưu thế của mình là tổ chức tín dụng của quần chúng nhân dân, có trụ sở đóng ngay trên địa bàn từng xã, nắm được nhu cầu nguyện vọng và hiểu biết được cụ thể hoàn cảnh của các thành viên. Do đó, việc tiếp cận xử lý khi nhận tiền gửi, cho vay vốn được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Từ khi thành lập đến nay, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh đã không ngừng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn, QTDND trở thành kênh vốn mới thu hút được tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm cung cấp vốn cho thành viên, để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo, hạn chế rất nhiều nạn cho vay nặng lãi. Khuyến khích sản xuất hàng hoá phát triển, góp phần thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, Góp phần phát triển làng nghề, phát triển kinh tế hộ, và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Hoạt động QTDND không những thể hiện được mục tiêu tương trợ, mà còn thúc đẩy mở rộng ngành nghề, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo thêm
công ăn việc làm cho nông dân trong lúc nông nhàn, góp phần phát triển kinh tế hộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ba là, Góp phần nâng cao hiểu biết về hoạt động ngân hàng
Qua quan hệ giao dịch với QTDND, sự hiểu biết của nhân dân về hoạt động mô hình kinh tế HTX ở lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng ở nông thôn được nâng lên một bước.
Bốn là, Thúc đẩy tiết kiệm trong nhân dân
QTDND không chỉ cung cấp vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác đến các hộ SXKD, mà còn góp phần hướng dẫn ý thức tiết kiệm và tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm, thời gian qua việc huy động tiết kiệm trong dân thường chiếm trên 80% tổng nguồn vốn, để hỗ trợ lại chính các thành viên của mình phát triển SXKD cải thiện đời sống và góp phần đáng kể vào phát triển KT-XH ở địa phương.
Năm là, Hệ thống QTDND đã xây dựng được đội ngũ cán bộ và tạo dựng được một phần cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng yêu cầu hoạt động
Được sự quan tâm toàn diện của NHNN tỉnh, công tác đào tạo cán bộ được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống QTDND. Các QTDND trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được đội ngũ cán bộ bước đầu đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và thay thế dần cán bộ chủ chốt không đủ tiêu chuẩn.
Cùng với việc củng cố hoàn thiện và phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các quỹ, bước đầu đã tạo dựng được cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết cho yêu cầu hoạt động, đây cũng là một trong các yếu tố góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của các quỹ.
Sáu là, Được sự đồng tình của ban, ngành đoàn thể đặc biệt cấp uỷ, chính quyền địa phương, góp phần củng cố lòng tin vào mô hình hợp tác xã kiểu mới
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc thành lập, phát triển và nâng cao năng lực hoạt động QTDND. Bằng những kết quả hoạt động rất đáng khích lệ và những đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, các QTDND đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với chiến lược xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời việc thành lập và phát triển QTDND theo mô hình mới đã góp phần đáng kể trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, trong đó mô hình QTDND được đánh giá có hiệu quả nhất. Kết quả đạt được của hơn 20 năm hoạt động QTDND trên địa bàn Tiền Giang khẳng định sự phù hợp với chủ trương phát triển tam nông “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
2.4.2Những hạn chế
Trong thời gian qua, hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả đáng kể. Song bên cạnh đó còn bộc lộ những mặt hạn chế tồn tại như sau:
Một là, Những hạn chế trong hoạt động QTDND
QTDND được thành lập với mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên để phát huy sức mạnh tập thể, giúp đỡ thành viên phát triển SXKD, dịch vụ và nâng cao đời sống. Tuy nhiên một vài QTDND chưa bám sát mục tiêu hoạt động có biểu hiện chạy theo động cơ kinh doanh đơn thuần, xa rời tôn chỉ hoạt động hỗ trợ vì lợi ích thành viên, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động và gây ảnh hưởng đến sự an toàn.
Hoạt động của các QTDND khá đơn điệu phổ biến là chỉ thực hiện việc huy động vốn và cho vay nên đã hạn chế đến kết quả hoạt động. Ngoài ra, do chậm đổi mới trong cách nghĩ, cách làm nên việc huy động vốn và cho vay của một số Quỹ cũng thiếu năng động, có Quỹ đóng trên địa bàn dân cư trù phú nhưng lại chưa chủ động để khai thác và sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động tại chỗ, thường ỷ lại nguồn vốn đi vay NH HTX với lãi suất khá cao so với lãi suất huy động tại chỗ để đáp ứng nhu cầu về vốn. Ngược lại, khi nguồn vốn huy động tại chỗ dồi dào, ít
thành viên đến vay dẫn đến vốn thừa, quỹ đem gửi tại TCTD khác với lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay, chưa chủ động tìm kiếm thành viên có dự án khả thi để đầu tư sinh lợi nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của QTDND tỉnh Tiền Giang.
Việc phát triển thành viên mới: một số Quỹ chỉ tập trung số bà con hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để vận động tuyên truyền, chưa thật sự chú trọng mở rộng sang các lĩnh vực khác nên số thành viên mới gia tăng thêm không nhiều, dẫn đến việc mở rộng phạm vi qui mô hoạt động của Quỹ bị hạn chế.
Về cung cách làm việc, quan hệ với thành viên: có quỹ còn nặng với thói quen của thời kỳ QTDND mới ra đời trong giai đoạn làm thí điểm. Trước đây trên địa bàn xã, phường chỉ có QTDND hoạt động nên người dân thường tìm đến với QTDND. Nay các NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động đến cấp xã tạo nên áp lực cạnh tranh giữa NHTM với QTDND. So với QTDND các NHTM mang đến cho khách hàng những tiện ích phong phú hơn, lãi suất cho vay thường thấp hơn, việc tiếp thị cũng được quan tâm hơn nên khả năng thu hút khách hàng nhiều hơn. Trong khi đó QTDND lại chậm đổi mới cung cách phục vụ, chưa quan tâm đúng mức đến