Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

2.4 THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế

Một là, Nguyên nhân từ bản thân QTDND

Trong các nguyên nhân hạn chế đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của QTDND tỉnh Tiền Giang, xét trên phương diện tự thân vận động thì nguyên nhân từ bản thân QTDND là nguyên nhân quan trọng nhất và nguyên nhân này thể hiện ở những mặt sau đây:

- Trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, điều hành, ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ QTDND còn một số hạn chế nhất định.

- Năng lực tài chính của QTDND còn thấp hầu hết các QTDND vốn tự có thấp nên hạn chế đến hiệu quả hoạt động và khả năng phát triển.

Hai là. Nguyên nhân từ địa bàn hoạt động và thành viên

QTDND hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp nông thôn là môi trường dễ bị tác động bởi các rủi ro khách quan như thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản biến động bất thường nên thành viên vay vốn rất dễ dàng rơi vào tình trạng không có khả năng hoàn trả số vốn đã vay, nhất là trong bối cảnh hiện nay chúng ta chưa có các chính sách, cơ chế bảo hiểm nông nghiệp, bảo lãnh tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể do đó QTDND gặp rủi ro là khó tránh khỏi.

Khách hàng, thành viên của QTDND hầu hết ở nông thôn, người nghèo năng lực tài chính có hạn nên việc thu hút nguồn vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của QTDND tỉnh Tiền Giang.

Ba là, Những nguyên nhân từ cơ chế chính sách

Hiện tại tổ chức và hoạt động của QTDND được điều chỉnh bởi Luật HTX và Luật các TCTD, tuy nhiên trong thực tế các luật này có những điểm không phù hợp với mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND nói chung và QTDND cơ sở nói riêng. Khuôn khổ pháp lý của Luật HTX và Luật Các TCTD có những vấn đề còn “quá rộng” và có những vấn đề còn “quá gò bó” đối với QTDND cơ sở.

Một vài thí dụ minh chứng về vấn đề này như sau: Theo khuôn khổ pháp lý hiện hành thì QTDND cơ sở là một TCTD và nội dung QLNN đối với QTDND cơ sở phải được thực hiện như một TCTD. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng QTDND có những nét rất đặc thù bởi quy mô nhỏ, từng Quỹ độc lập không có hệ thống mạng lưới như các TCTD khác (QTDND cơ sở không có hệ thống mà chỉ liên kết mang tính hệ thống).

QTDND là loại hình tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ thành viên, cộng đồng qua thực tế hoạt động cho thấy còn thiếu các cơ chế ưu đãi về thuế, đất đai, lãi suất. Do đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho QTDND phát triển, như: về chính sách giao đất, chính sách ưu đãi về thuế nói chung, và chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng.

Bốn là, Nguyên nhân từ cơ quan quản lý

- Vai trò quản lý của chính quyền địa phương:

Vai trò QLNN về kinh tế của UBND cấp huyện và xã là rất quan trọng, trong đó quản lý các nguồn lực cơ bản (đất đai, vốn và lao động) cho phát triển kinh tế; QLNN đối với các chủ thể kinh tế (bao gồm cả QTDND) đang hoạt động trên địa bàn nhưng thực thế có lúc có nơi có hiện tượng xem nhẹ, không quan tâm đến vai trò của khu vực HTX nói chung và QTDND cơ sở nói riêng hoặc là có quan tâm, nhưng còn lúng túng về biện pháp cụ thể trong phát triển QTDND trên địa bàn quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác nói chung ở các cấp, các ngành còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, yếu về năng lực. Do vậy công tác QLNN đối với QTDND còn có biểu hiện giao khoán cho NHNN chi nhánh tỉnh, trong khi cơ quan này không thể có điều kiện và vai trò, chức năng thực hiện hết tất cả các khâu trong quá trình quản lý.

- Sự quản lý của NHNN:

Cơ chế giám sát từ xa của NHNN thông qua các chỉ tiêu thông tin báo cáo, được hỗ trợ bởi chương trình phần mềm vi tính còn nhiều hạn chế, không kịp thời. Ngoài ra, vẫn còn có sự chồng chéo cơ chế hoạt động giữa thanh tra Chi nhánh với

việc kiểm tra, giám sát của bảo hiểm tiền gửi đối với QTDND. Về chính sách tiền tệ, thời gian qua chính sách này có nhiều thay đổi trong điều kiện chống lạm phát, thắt chặt tiền tệ, rồi chống suy thoái kinh tế lãi suất tăng, giảm liên tục đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động QTDND, do quy mô và uy tín còn hạn chế hơn so với các NHTM nên bị động hoàn toàn trong công tác huy động và cho vay thành viên của mình do chưa có một chính sách lãi suất riêng cho QTDND mà phải cùng chịu quy định lãi suất như các NHTM có quy mô, nội dung hoạt động rộng lớn hơn.

Kết luận chương 2

Qua hơn 20 năm kể từ khi QTDND Chợ Gạo được thành lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, đến cuối năm 2015 quy mô hoạt động của hệ thống QTDND tỉnh ngày càng lớn mạnh với 16 QTDND tham gia hoạt động. Hoạt động của hệ thống QTDND đã góp phần làm cho hoạt động của hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động. Bên cạnh đó những điều kiện thuận lợi về địa kinh tế, tự nhiên, xã hội của tỉnh đã mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng cho hoạt động của mô hình QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trong chương 2 tác giải đã phân tích thực trạng hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang dựa trên các chỉ số tài chính phản ánh hiệu quả kinh tế, cùng với mức độ an toàn vốn hoạt động, chứng minh sự hỗ trợ của QTDND đối với công tác xóa đói giảm nghèo chia sẻ khó khăn với người dân, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tác giả cũng đã phân tích các rủi ro trong quá trình hoạt động chỉ ra nguyên nhân những hạn chế của QTDND. Trên cơ sở đó trong chương 3 tác giả sẽ đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần giúp cho các QTDND trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển an toàn và bền vững.

CHƯƠNG 3

KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)