Tỷ lệ cơ cấu dư nợ theo lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

2.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

2.3.6 Tỷ lệ cơ cấu dư nợ theo lãi suất

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng đến 2015:"Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các tổ chức tín

dụng. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đôla hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín

dụng"[30]. Từ năm 2011 đến nay NHNN VN đã nhiều lần điều chỉnh giảm trần lãi

suất cho vay đối với các lĩnh vực PTNNNT theo Nghị định 41 của Chính phủ. Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thực hiện theo Nghị định 41 cho vay hỗ trợ PTNNNT, Giám đốc NHNN tỉnh đã yêu cầu các QTDND thực hiện giảm lãi suất cho vay một cách quyết liệt nhất để chung tay góp phần chia sẻ những khó khăn của người dân, giúp cho họ có điều kiện để chăm lo sản xuất ổn định đời sống. Tình cơ cấu dư nợ theo lãi suất từ 2013 - 2015 như sau:

Bảng 2.7: Bảng tỷ lệ cơ cấu dư nợ theo lãi suất của QTD 2013 - 2015

Năm/Tỷ lệ Lãi suất từ 10% trở xuống

Lãi suất 10% - 13%

Lãi suất 13%- 15%

Lãi suất trên 15%

Năm 2013 21,77% 14,98% 51,64% 11,61% Năm 2014 31,59% 19,81% 45,99% 2,61% Năm 2015 36,83% 47,02% 14,73% 1,42%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động QTDND 2013-2015 của NHNN TG

Từ bảng 2.7 trên cho thấy, cơ cấu dư nợ đối với các khoản vay có lãi suất trên 15% liên tục giảm qua các năm từ 11,61% năm 2013 đến năm 2014 là 2,61 và năm 2015 chỉ còn 1,42% trên tổng dư nợ. Mặt bằng lãi suất cho vay nền kinh tế cũng được điều chỉnh giảm theo chủ trương điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã thường xuyên kêu gọi các QTDND

giảm lãi suất cho vay. Đến nay, cơ cấu dư nợ theo lãi suất cho vay đã có những

chuyển biến rất tích cực, dư nợ có lãi suất cho vay cao đã giảm mạnh và dư nợ có

lãi suất thấp tăng nhanh. Do mặt bằng lãi suất huy động đang ở mức thấp nên các

QTDND cũng tiến hành giảm lãi suất cho vay đối với thành viên. Phần lớn dư nợ tại các QTDND áp dụng mức lãi suất dưới 13%, mức lãi suất trên 13% đang có xu

hướng giảm. Đến cuối năm 2015 dư nợ có lãi suất dưới 10% chiếm 36,83% tổng dư nợ (175.272 triệu đồng), dư nợ có lãi suất từ 8% trở xuống chiếm 23,80% tổng dư nợ (113.263 triệu đồng). Mặc dù phải đối mặt với điều kiện kinh doanh khó khăn trong năm nhưng các QTDND đã nỗ lực giảm lãi suất cho vay cùng chia sẻ khó khăn cùng với thành viên. Hệ thống QTDND đã ngày càng khẳng định vai trò tương trợ của mình trên địa bàn nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận lấy lợi ích của thành viên là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của Quỹ.

Nhằm hỗ trợ các xã sớm đạt được các tiêu chí xã nông thôn mới theo đúng lộ trình đã đề ra, Ngân hàng Nhà nước tỉnh cũng đã chỉ đạo các QTDND tích cực hỗ trợ vốn cho các xã thực hiện các công trình, dự án, đồng thời đóng góp một phần kinh phí thực hiện các chương trình an sinh xã hội tại địa bàn được phân công. Kết quả, đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay đối các xã xây dựng nông thôn mới đạt 131.981 triệu đồng, chiếm 27,73% tổng dư nợ cho vay.

Tận dụng lợi thế là gần dân, các QTDND đã chủ động nắm bắt nhu cầu vay vốn của thành viên, tư vấn mở thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Các QTDND cũng đa dạng các loại hình cho vay như cho vay tín chấp đối với các Đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên. Bên cạnh đó, mở rộng cho vay đối tượng hưởng lương bằng hình thức thế chấp lương…thường xuyên mở rộng công tác tuyên truyền vận động thành viên tăng cường góp vốn điều lệ. Mặc dù địa bàn hoạt động có giới hạn so với các Ngân hàng và cũng gặp không ít khó khăn trong cạnh tranh nhưng vai trò của các QTDND là không thể thiếu trong việc hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất, cải

thiện đời sống người dân ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các chương trình tín

dụng đã giải quyết kịp thời nhu cầu của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giúp các hộ thoát nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)