Tính thanh khoản của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 83 - 86)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.5 Tính thanh khoản của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân

Rủi ro thanh khoản có thể được hiểu là rủi ro trong hoạt động khi QTDND không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán, hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của QTDND dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Hiện tại, QTDND chưa có quy định về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động để đảm bảo về khả năng chi trả và đảm bảo an toàn nhưng đối với ngân hàng có quy định tại Thông tư số 13/2011/TT-NHNN ngày 20/5/2011 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD thì tỷ lệ này không được vượt quá 80%. Hiệu suất sử dụng vốn của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011- 2015 như sau:

Hình 2.16: Hiệu suất sử dụng vốn của QTDND từ 2011 - 2015.

Nguồn: Báo cáo GSTX 2011-2015 của NHNN TG

Từ hình 2.16 trên cho thấy, năm 2011 tỷ lệ dư nợ cho vay/ vốn huy động đạt mức 88,75%. Tỷ lệ này liên tục giảm trong các năm tiếp theo do tình hình kinh tế suy giảm và chính sách tiền tệ của Chính phủ thắt chặt lại nên tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại, đến năm 2015 đạt 76,46%. Hiệu suất sử dụng vốn có xu hướng giảm cho thấy tăng trưởng dư nợ ngày càng chậm hơn tăng trưởng VHĐ. Dư nợ bình quân tăng trưởng 19,26%/ năm trong khi đó VHĐ bình quân tăng trưởng 22,40%/ năm. Bên cạnh đó, thêm một phần nguyên nhân là do thực hiện theo quy định tại Thông tư 04 thì QTDND chấm dứt địa bàn hoạt động tại các xã liền kề và chấm dứt cho vay thành viên tại các xã liền kề đó theo lộ trình thời gian đến hết tháng 6 năm 2018. Vì vậy, các QTDND đang từng bước thực hiện làm cho mức dư nợ cũng giảm dần.

Hiệu suất sử dụng vốn khác nhau đối với từng QTDND do nhiều nguyên nhân như đặc điểm kinh tế tại địa bàn hoạt động khác nhau giữa các Quỹ nên dẫn đến sự khác nhau về HĐV, phát triển dư nợ …Hiệu suất sử dụng vốn của từng QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong năm 2015 cụ thể như sau:

Hình 2.17 : Hiệu suất sử dụng vốn của từng QTDND 31/12/2015

Nguồn: Báo cáo GSTX 2015 của NHNN TG

Từ hình 2.17 trên cho thấy, trong năm 2015 QTDND Tân Hiệp có hiệu suất sử dụng vốn thấp nhất toàn hệ thống, nguyên nhân là do tăng trưởng dư nợ chậm hơn tăng trưởng VHĐ. Vốn huy động tại Quỹ thừa cao phải gửi tại NHHTX Long An và các TCTD khác, trong năm nguồn vốn huy động đạt 140.773 triệu đồng, trong khi đó cho vay đạt mức dư nợ 65.925 triệu đồng. Các QTDND khác như Đăng Hưng Phước, Nhị Mỹ, Tân Hội Đông, Tân Thành, Mùa Xuân cho vay vượt VHĐ, và sử dụng các nguồn vốn khác như VĐL và nguồn vốn vay từ NHHTX. Tuy nhiên, các QTD này có hiệu suất sử dụng vốn cao từ các nguyên nhân khác nhau như QTD Đăng Hưng Phước, Nhị Mỹ, Tân Thành có địa bàn hoạt động nơi vùng sâu, đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn, thu nhập thấp nên vấn đề huy động tiền gửi gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nhu cầu vay vốn của thành viên để phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất nhiều hơn là gửi tiền. Đối với QTD Tân Hội Đông có quy mô hoạt động lớn, địa bàn hoạt động gần khu dân cư thành thị và vùng ven là nông thôn nên vấn đề cho vay phục vụ SX-KD, dịch vụ và tiêu dùng

luôn được sự quan tâm thu hút thành viên vay vốn nên mức dư nợ tăng cao qua mỗi năm, trong khi đó nguồn VHĐ cũng tương đối cao so với mặt bằng chung trên địa bàn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của thành viên nên dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cao.

Tóm lại, thông qua tiêu chí phân tích tính thanh khoản giai đoạn 2011 – 2015 và từng QTDND cụ thể trong năm 2015 cho ta thấy nhìn tổng quát bức tranh hiệu suất sử dụng vốn của hệ thống đang có sự thay đổi theo xu hướng giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu là phù hợp với thực tế, điều này góp phần đáp ứng các nhu cầu chi trả, đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND được ổn định và bền vững, tăng trưởng VHĐ ngày càng tăng cao nên QTDND có nguồn vốn dồi dào phục vụ nhu cầu phát triển cho vay cũng như sự tin tưởng của người dân gửi tiền vào QTDND. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn không đồng đều giữa các QTDND trong hệ thống. Một số QTDND cho vay vượt quá nguồn VHĐ rất dễ gây nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, một số QTDND khác thì tăng trưởng tín dụng còn thấp so với nguồn vốn huy động nên thừa vốn cao ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, trong thời gian tới các QTD cần có chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp, tung ra các gói tín dụng cho vay đặc thù từng vùng có địa bàn hoạt động của QTDND với mức lãi suất ưu đãi để thu hút thành viên vay vốn nhằm mục đích giảm nguồn vốn dư thừa đối với các QTDND có vốn dư thừa nhiều. Đối với các QTDND sử dụng hiệu quả hết nguồn VHĐ vào cho vay và tiếp tục sử dụng VĐL và vốn vay NHHTX Long An cho thấy đạt hiệu quả cao trong vấn đề sử dụng vốn nhưng cần cân nhắc vì điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động cho nên các QTD này cần có chiến lược huy động vốn hấp dẫn để thu hút thành viên gửi tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)