Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên VCSH của QTDND từ 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 75 - 77)

ROE của các QTDND trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 khá tốt đều trên 17%. Năm 2012 tỷ lệ ROE đạt cao nhất là 31,89% chứng tỏ trong năm này các QTDND đã sử dụng đồng vốn của các thành viên đạt hiệu quả cao nhất. Đến năm 2013 tỷ lệ ROE giảm xuống còn 23,76% và tiếp tục giảm xuống còn 18,30% vào năm 2014 và 17,84% vào năm 2015. Tỷ suất sinh lời trên VCSH qua các năm đều cao trên 17% là tốt chứng tỏ các QTDND trên địa bàn sử dụng hiệu quả VTC, lợi nhuận tăng lên và VCSH cũng tăng nhẹ qua mỗi năm. Lợi nhuận tăng vừa tạo nguồn chi trả cổ tức cho thành viên và phần lợi nhuận giữ lại bổ sung vào các quỹ nghiệp vụ để phát triển hoạt động kinh doanh, đồng thời tỷ lệ ROE cao còn thu hút thêm thành viên mới và mở rộng hoạt động của Quỹ. Tuy nhiên, thực tế lợi nhuận để lại các QTDND không nhiều nên quy mô tăng VTC hàng năm thấp, trong khi đó các QTDND cho vay chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động nên chi phí lãi vay, áp lực thanh toán nợ gốc cao buộc các QTDND phải luôn theo dõi tình hình thu hồi nợ vay, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động nếu như QTDND không có chiến lược phát triển và khả năng quản trị tốt sẽ làm giảm tỷ lệ ROE.

- Tỷ lệ nợ xấu tăng và trích lập dự phòng tăng: hoạt động cho vay mang lại nguồn thu nhập chính cho QTDND nên khi nợ xấu phát sinh ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi vốn cho vay, đồng thời QTDND còn phải trích lập dự phòng rủi ro nên làm tăng chi phí phát sinh, tăng chi phí giám sát sử dụng vốn vay và chi phí THA phát mãi tài sản khi khách hàng không trả được nợ…nên chênh lệch thu nhập chi phí bị thu hẹp làm giảm tỷ lệ ROE. Năm 2011 – 2012, tỷ lệ nợ quá hạn giảm, điều này tác động đến khả năng sinh lời cũng liên tục tăng lên từ 28,28% năm 2011 đến 31,89% năm 2012. Từ năm 2013 đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng trở lại, theo đó tỷ lệ ROE cũng giảm tương ứng.

- Nguyên nhân do thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-NHNN thu hẹp địa bàn hoạt động cũa các QTDND có xã liền kề và chấm dứt tư cách thành viên đối với nhưng thành viên lâu năm không còn quan hệ giao dịch với QTDND nên phần nào tác động làm cho lợi nhuận của các QTDND có xu hướng giảm xuống liên tục trong những năm gần đây.

- Mặt bằng LSCV liên tục giảm: mặt bằng LSCV giảm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của các QTDND. Tháng 3/2014 mức trần LSCV ngắn hạn PTNNNT theo quy định là 9%/ năm, đến tháng 10/2014 lãi suất này giảm chỉ còn 8%/ năm(Quyết

định 2174/QĐ-NHNN của NHNN VN). Năm 2014 và 2015 cơ cấu dư nợ có LSCV

dưới 13% của các QTDND chiếm tỷ lệ lần lượt là 36,75% và 51,40%.

- Nguyên nhân do tác động không thuận lợi của thời tiết, biến đổi khí hậu: Thời tiết khí hậu diễn biến thất thường nên ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi luôn diễn biến phức tạp, bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế ... gây khó khăn cho người dân ảnh hưởng đến việc thu nợ của QTDND.

Do hoạt động của mô hình QTDND hướng đến mục tiêu là tương trợ thành viên, không phải là tối đa hóa lợi nhuận như hoạt động NHTM nên việc đánh giá chỉ tiêu này không thể dựa vào ngưỡng bình quân của ngành ngân hàng. Khi phân tích, đánh giá chỉ tiêu này trong năm 2015 người viết so sánh dựa vào mức trung bình của hệ thống QTDND cả nước năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)