GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 100)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động và phân tích các chỉ số tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các QTDND, từ đó xác định được các hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó là căn cứ cơ bản và quan trọng để đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các QTDND trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

3.2.1. Tăng cường năng lực tài chính

- Có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua việc vận động các thành viên khác góp vốn, mua cổ phần thường xuyên (Vận động hộ có tiền, doanh nghiệp, hộ kinh doanh). Cần có những ưu đãi nhất định đối với các thành viên góp nhiều vốn cho quỹ, để động viên và cuốn hút các thành viên đưa vốn vào quỹ. Trong đó cần chú ý phát triển các thành viên có thu nhập cao, có khả năng tích lũy cao và thường xuyên.

- Tăng mức vốn pháp định để tạo sức ép buộc các QTDND phải tăng vốn điều lệ; Mở rộng địa bàn hoạt động; Sáp nhập, hợp nhất các QTDND có quy mô nhỏ có địa bàn hoạt động liền kề nhau…. Tăng VĐL cần chú trọng tăng vốn CPTX nhằm mở rộng quy mô, tăng khả năng chịu đựng rủi ro, đảm bảo hoạt động an toàn theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN.

- Tăng cường công tác huy động vốn thông qua tuyên truyền quảng bá rộng rãi, vận động người dân, thành viên góp vốn vào QTDND. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn hiệu quả như tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm tiêu dùng, tiết kiệm an dưỡng tuổi già... và áp dụng kỳ hạn huy động phù hợp, thường xuyên bám sát sát tình hình biến động thị trường, dự báo xu hướng biến động để đưa ra các hình thức HĐV phù hợp.

3.2.2. Tăng cường năng lực quản trị, điều hành

- Cải cách bộ máy quản trị, điều hành theo tư duy kinh doanh mới, với mục tiêu giảm thiểu chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

- Tăng cường tính chuyên nghiệp trong quản lý và nghiệp vụ QTDND. Xây dựng hệ thống các quy chế quản lý nội bộ phù hợp chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ; xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng; xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh quỹ tín dụng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam; thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, xác định tỷ lệ hợp lý giữa cho vay ngắn, trung và dài hạn; kịp thời ngăn chặn việc phát sinh các khoản nợ xấu. Phát triển mô hình cơ cấu tổ chức theo hướng hiện đại, hướng đến khách hàng và sản phẩm dịch vụ.

- Kiện toàn bộ máy hoạt động nâng cao trình độ cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chấm dứt chế độ kiêm nhiệm, lựa chọn người có đức, có tài làm việc tại đơn vị; xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản nghiệp vụ quy định về an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật; định kỳ có kế hoạch tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao ý thức trong công tác chuyên môn nghiệp vụ.

- Nâng cao năng lực cán bộ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là cán bộ thẩm định tín dụng, cần bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận về công tác thẩm định, cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng để đánh giá khả năng, uy tín và năng lực của khách hàng; cán bộ nghiệp vụ phải được chuyên môn hóa cao, có chế độ ưu tiên đãi ngộ, tiền lương thưởng hợp lý để họ yên tâm làm việc.

- Nâng cao vị thế, vai trò của Ban kiểm soát nội bộ trong việc thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động của hội đồng quản trị, Ban Điều hành nhằm đảo bảo cho QTDND hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, tuân thủ các quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên và hội đồng quản trị.

- Đa dạng hóa các sản phẩm hoạt động kinh doanh, cho vay các gói tín dụng ưu đãi về lãi suất đặc thù áp dụng cho các đối tượng, ngành nghề ở từng địa bàn hoạt động của QTDND phù hợp để nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của QTDND.

3.2.3. Tăng năng lực quản trị rủi ro

- Dù hoạt động của các QTDND hướng đến mục tiêu tương trợ thành viên nhưng QTDND phải hoạt động đảm bảo các nguồn thu đủ bù đắp các khoản chi phí để có lợi nhuận chia sẻ với thành viên. Hoạt động cho vay mang lại phần lớn lợi nhuận cho các QTDND, do đó để góp phần tăng thu nhập thì các QTDND cần có các chính sách tín dụng phù hợp, ban hành quy chế cho vay nội bộ đầy đủ nhằm nâng cao chất lượng của doanh số cho vay để tạo ra lợi nhuận cao và hoạt động bền vững, đúng mục đích, tôn chỉ của hoạt động QTDND thì cần thực hiện các nội dung sau:

- Nâng định mức cho vay theo Nghị định 55/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, không phải làm thủ tục thế chấp. QTDND giữ giấy đỏ của hộ vay.

- Mở rộng khách hàng vay (Khách hàng tiềm năng) hoặc trên cơ sở mở rộng địa bàn hoạt động của QTDND, chú trọng khách hàng hộ kinh doanh, trang trại sản xuất nông nghiệp chăn nuôi.

- Chú trọng cho vay trung hạn ở mức hợp lý trong tăng trưởng dư nợ, nhằm góp phần tăng sản xuất và có lợi nhuận cao hơn cho QTDND. Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn phải đảm bảo trong giới hạn theo quy định tại Thông tư 32/2015/TT-NHNN của NHNNVN (thay thế Quyết định 1328/2005/QĐ-NHNN), tránh để xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn nguồn vốn huy động và kỳ hạn các khoản cho vay.

- Phân công cán bộ tín dụng thu nợ gắn trách nhiệm cho vay và thu nợ cùng với việc khuyến kích lợi ích vật chất (khen thưởng khi làm tốt, phạt kinh tế khi làm không tốt).

- Tập trung cho vay thành viên trên địa bàn xã nơi đặt trụ sở chính. Đối với các QTDND còn phát sinh dư nợ tại địa bàn liền kề với xã liền kề cần từng bước thu hẹp dần dư nợ tại các địa bàn này và không cho vay mới tại địa bàn liên xã theo đúng quy định tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN.

3.2.4. Một số giải pháp khác

- Công tác cho vay cần thực hiện theo đúng quy trình tín dụng, giám sát chặt chẽ quá trình cho vay để kịp thời phát hiện sai sót, hạn chế xảy ra tình trạng vốn cho vay không hiệu quả và nợ xấu phát sinh. Tích cực thiết lập mối quan hệ với các cơ quan đoàn thể như đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, tổ phụ nữ tại các xã, ấp, phường để tìm kiếm khách hàng phát triển dư nợ. Đồng thời các QTDND cần thường xuyên liên hệ và giữ vững mối quan hệ với các đơn vị này như hội nông dân để tư vấn, cập nhật cho thành viên những phương thức sản xuất nông nghiệp mới về các giống cây trồng, vật nuôi, quy trình trồng trọt, chăn nuôi, các mô hình sản xuất kinh tế mới.... Đây là việc làm rất hữu ích, góp phần nâng cao hiệu quả, nâng cao năng suất, hạn chế nợ xấu tại QTDND.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan pháp luật như tòa án, THA dân sự để nhanh chóng xử lý các món nợ xấu. Cần tranh thủ sự can thiệp của UBND các xã, phường, thị trấn nơi khách hàng cư trú ngay từ khi thương lượng với khách hàng để nhận được sự hỗ trợ, vì đây là những người sát sao với nhân dân nên họ vận động, thuyết phục thành viên trả nợ trước khi chuyển sang tòa án khởi kiện. Nếu thực hiện tốt công tác phối hợp trên thì QTDND không phải mất nhiều thời gian để đưa vụ việc ra tòa án và chờ đợi THA.

- Luôn cập nhật mới các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng, có kế hoạch cụ thể để đối phó với những tình huống xấu xảy ra, chủ động trong công tác quản trị điều hành, tránh tình trạng chây ỳ, ỷ lại cấp trên.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hệ thống QTDND: Hoàn thiện các quy định nội bộ về quản trị, kiểm soát, điều hành, các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng, kế toán, ngân quỹ, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời.

- Xây dựng chiến lược marketing hợp lý để thu hút khách hàng nhưng đồng thời phải đảm bảo chi phí không tăng nhanh hơn thu nhập.

- Luôn cập nhật mới các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng, có kế hoạch cụ thể để đối phó với những tình huống xấu xảy ra, chủ động trong công tác quản trị điều hành, tránh tình trạng chây ỳ, ỷ lại cấp trên.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, trước và sau cho vay tránh để khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích; thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ chính xác, đánh giá nghiêm túc các khoản nợ quá hạn để có kế hoạc đối phó phù hợp, hạn chế tối đa việc gia hạn nợ nhằm tránh việc này trở thành tiền lệ đối với khách hàng vay vốn, đẩy mạnh công tác xử lý rủi ro.

3.2 KIẾN NGHỊ

Từ những phân tích trên về hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh, cho thấy hiệu quả hoạt động của các QTDND ở mức phát triển thấp, mức độ cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế. Chính vì vậy, để tạo động lực cho hệ thống. Để các QTDND ở Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung phát triển ổn định và lành mạnh cần có sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa trực tiếp từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các Ban ngành trên cơ sở đó đề tài có một số kiến nghị như sau:

3.2.1Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN Việt Nam cần kịp thời nghiên cứu, chỉnh sửa và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, tổ chức, hoạt động, bảo đảm an toàn và các văn bản pháp lý khác nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng tôn chỉ, mục đích và tăng cường mối liên kết hệ thống.

Về xử lý địa bàn hoạt động của QTDND liên xã, phường: Đề nghị NHNNVN căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của QTDND cho phép những Quỹ hoạt động hiệu quả, ổn định, quản lý tốt được giữ nguyên địa bàn hoạt động liên xã, phường nhằm đảm bảo uy tín của Quỹ và giữ vững an ninh, ổn định chính trị trên địa bàn.

Đối với những QTDND yếu kém, không an toàn, không quản lý được thì sẽ thu hẹp địa bàn hoạt động.

NHNN Việt Nam bên cạnh việc quy định về trình độ cán bộ thì nghiên cứu quy định về giới hạn tuổi lao động trong tiêu chuẩn cán bộ quản trị, điều hành QTDND.

3.2.2Đối với Hiệp hội QTD và Ngân hàng HTX

Việc tổ chức các lớp học đào tạo cán bộ QTDND cần được đa dạng mô hình tổ chức lớp như tổ chức tại một tỉnh và tập trung các tỉnh lân cận nhưng có địa bàn không quá xa giữa các vùng, đào tạo từ xa để giảm chi phí cho cán bộ QTDND nhất là đối với các QTDND có quy mô hoạt động nhỏ, lợi nhuận thấp.

NH HTX có chính sách về lãi suất để hỗ trợ vốn cho vay đối với các QTDND còn hạn chế về nguồn vốn hoạt động. NH HTX ưu tiên nguồn vốn các dự án nên tập trung cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các QTDND gặp khó khăn trong việc huy động vốn, nhưng hoạt động tốt nhằm giúp QTDND đó phát triển kinh doanh.

NH HTX khu vực cần có kế hoạch sơ kết, tổng kết hàng năm để các QTDND nắm được chủ trương định hướng hoạt động chung của Ngành, đồng thời củng có kế hoạch củng cố nâng cao hoạt động các QTDND yếu kém. Đề nghị NH HTX khu vực cần có cơ chế khuyến khích các QTDND khi có nguồn vốn dư tạm thời gởi vào NH HTX đảm bảo không lỗ so với lãi suất huy động, và có cơ chế việc thực hiện thanh toán, giải quyết hồ sơ vay vốn được thực hiện một cách nhanh chóng.

3.2.3Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

Cần có những văn bản cần thiết để chỉ đạo chính quyền địa phương cấp dưới về việc xây dựng, thành lập mới, củng cố và phát triển QTDND trong tình hình mới, như tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền và phối hợp chỉ đạo triển khai phát triển QTDND quy mô về vốn, kinh doanh, trình độ quản lý phải được nâng lên phù

hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt là trong công tác công chứng tài sản đảm bảo của khách hàng cần có những quy định riêng như giảm hoặc miễn chi phí công chứng đối với hộ nghèo, hộ sản xuất các ngành nghề kinh doanh nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương.

Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, nghiên cứu dành kinh phí hàng năm hỗ trợ chi phí đào tạo để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ tại các QTDND.

3.2.4Đối với các Sở, ngành

Tòa án và cơ quan THA dân sự các cấp cần có cơ chế hỗ trợ các QTDND trong công tác xét xử và THA để thu hồi nợ quá hạn QTDND. Nếu có sự kết hợp đồng bộ, thiết thực từ các cơ quan với các QTDND thì việc thu hồi nợ cho các QTDND sẽ thuận lợi hơn. Đề nghị cơ quan THA dân sự phối hợp với ngành ngân hàng tổ chức họp giao ban mỗi quý 01 lần để đánh giá quá trình phối hợp giữa hai bên. Trong việc THA để thu hồi nợ, đề nghị các QTDND có quyền chỉ định tài sản kê biên để bán đấu giá để giúp các QTDND rút ngắn thời gian thu hồi nợ.

3.2.5Đối với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang

Ngân hàng nhà nước tỉnh cần tổ chức họp báo hoạt động của các QTDND hàng tháng để kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của các QTDND, từ đó có những chỉ đạo hợp lý, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh.

Cần tổ chức chặt chẽ hơn công tác giám sát cũng như công tác thanh tra đối với các QTDND. Ngoài các cuộc thanh tra định kỳ cần tổ chức các cuộc thanh tra đột xuất theo các chuyên đề như thanh tra thực hiện quy trình tín dụng, việc áp dụng lãi suất theo quy định, thanh tra nguồn vốn, thanh tra quản trị điều hành... để phát hiện những sai sót trong hoạt động, xử lý nghiêm đối với những sai phạm để tránh tình trạng tái diễn sai phạm. Bên cạnh đó, cần thực hiện theo dõi kết quả xử lý, khắc phục các sai phạm tại các QTDND phát hiện sau kiểm tra, thanh tra.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở định hướng tổng quát phát triển kinh tế của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020; định hướng phát triển QTDND, đồng thời dựa trên các nhóm nguyên nhân hạn chế luận văn kiến nghị những nhóm giải pháp góp phần nâng cao đời sống của thành viên, vừa góp phần cùng Ngành ngân hàng trên địa bàn, Đảng bộ và nhân dân Tiền Giang hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đã đề ra, bao gồm:

Nhóm giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của QTDND trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)