Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 91 - 94)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4.2 Những hạn chế

Trong thời gian qua, hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả đáng kể. Song bên cạnh đó còn bộc lộ những mặt hạn chế tồn tại như sau:

Một là, Những hạn chế trong hoạt động QTDND

QTDND được thành lập với mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên để phát huy sức mạnh tập thể, giúp đỡ thành viên phát triển SXKD, dịch vụ và nâng cao đời sống. Tuy nhiên một vài QTDND chưa bám sát mục tiêu hoạt động có biểu hiện chạy theo động cơ kinh doanh đơn thuần, xa rời tôn chỉ hoạt động hỗ trợ vì lợi ích thành viên, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động và gây ảnh hưởng đến sự an toàn.

Hoạt động của các QTDND khá đơn điệu phổ biến là chỉ thực hiện việc huy động vốn và cho vay nên đã hạn chế đến kết quả hoạt động. Ngoài ra, do chậm đổi mới trong cách nghĩ, cách làm nên việc huy động vốn và cho vay của một số Quỹ cũng thiếu năng động, có Quỹ đóng trên địa bàn dân cư trù phú nhưng lại chưa chủ động để khai thác và sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động tại chỗ, thường ỷ lại nguồn vốn đi vay NH HTX với lãi suất khá cao so với lãi suất huy động tại chỗ để đáp ứng nhu cầu về vốn. Ngược lại, khi nguồn vốn huy động tại chỗ dồi dào, ít

thành viên đến vay dẫn đến vốn thừa, quỹ đem gửi tại TCTD khác với lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay, chưa chủ động tìm kiếm thành viên có dự án khả thi để đầu tư sinh lợi nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của QTDND tỉnh Tiền Giang.

Việc phát triển thành viên mới: một số Quỹ chỉ tập trung số bà con hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để vận động tuyên truyền, chưa thật sự chú trọng mở rộng sang các lĩnh vực khác nên số thành viên mới gia tăng thêm không nhiều, dẫn đến việc mở rộng phạm vi qui mô hoạt động của Quỹ bị hạn chế.

Về cung cách làm việc, quan hệ với thành viên: có quỹ còn nặng với thói quen của thời kỳ QTDND mới ra đời trong giai đoạn làm thí điểm. Trước đây trên địa bàn xã, phường chỉ có QTDND hoạt động nên người dân thường tìm đến với QTDND. Nay các NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động đến cấp xã tạo nên áp lực cạnh tranh giữa NHTM với QTDND. So với QTDND các NHTM mang đến cho khách hàng những tiện ích phong phú hơn, lãi suất cho vay thường thấp hơn, việc tiếp thị cũng được quan tâm hơn nên khả năng thu hút khách hàng nhiều hơn. Trong khi đó QTDND lại chậm đổi mới cung cách phục vụ, chưa quan tâm đúng mức đến việc tiếp thị khách hàng, do đó khó thu hút được thành viên và khách hàng. Nguy cơ thu hẹp thị trường là khó tránh khỏi và dẫn đến ngày càng khó khăn trong hoạt động.

Hai là, Về trình độ quản trị, điều hành và tác nghiệp còn thấp

Mặt dù công tác đào tạo rất được quan tâm nhưng trình độ của đội ngũ cán bộ QTDND vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo vận hành QTDND phát triển an toàn, bền vững, hiện còn 20% cán bộ chủ chốt của QTDND trên địa bàn chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn, nhưng việc tìm kiếm cán bộ thay thế ngay số cán bộ này là không thể thực hiện. Công tác quản trị, điều hành, kiểm soát ở một số QTDND còn yếu, có nhiều sai phạm; quy trình quản lý, điều hành hoạt động, chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định liên quan, còn tuỳ tiện, theo kiểu gia đình; Ban kiểm soát ở một số Quỹ hoạt động chưa

thật sự có hiệu quả và chưa phát huy được chức năng kiểm soát nội bộ để đảm bảo an toàn cho QTDND theo quy định.

Ba là, Hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ

Do tính chuyên nghiệp của nhân viên QTDND thấp, do vậy có nhiều sai sót trong nghiệp vụ cho vay. Chẳng hạn cho vay cầm cố thế chấp sổ tiền gửi tiết kiệm nhưng thời hạn cho vay vượt quá thời hạn đến hạn trên sổ tiền gửi tiết kiệm, không thường xuyên kiểm tra sau khi cho vay, để xảy ra tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích … về kế toán thu lãi cho vay quá hạn, trong khi đó chưa thực hiện thủ tục hạch toán kế toán chuyển khoản vay sang nợ quá hạn; về công tác an toàn kho quỹ còn hạn chế, một số quỹ hệ thống kho tàng, vận chuyển tiền chưa thật sự bảo đảm an toàn, thiếu xe ô tô chuyên dùng, do khả năng tài chính của các QTDND còn nhỏ bé chưa thể trang bị được. Bên cạnh đó vấn đề về đạo đức cán bộ cần được quan tâm tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động gây thất thoát tài sản của QTDND.

Bốn là, Cơ sở vật chất của các QTDND còn một số hạn chế nhất định

Cơ sở vật chất của hầu hết các QTDND thiếu đồng bộ, khó khăn trong việc đáp ứng được yêu cầu phát triển hoạt động đa số đều có trụ sở làm việc riêng. Song cơ sở vật chất chưa được khang trang, rộng rãi, các phương tiện chưa đầy đủ nên phần nào ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tiền gửi. Các quỹ chỉ mới phấn đấu cân đối được thu, chi đảm bảo thu nhập cho nội bộ là chủ yếu, việc tích lũy qua các năm thấp, hạn chế trong đầu tư mua sắm xây dựng trụ sở, hiện còn 02 quỹ phải đi thuê, mượn trụ sở làm việc. Thiếu sự đầu tư cho công nghệ tin học nhất là các phần mềm ứng dụng trong hoạt động QTDND.

Những hạn chế này cần phải có giải pháp khắc phục thì mới có thể nâng cao năng lực hoạt động của QTDND, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)