Lý thuyết thông tin bất đối xứng và quyết định lựa chọn vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 43 - 44)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.4 Lý thuyết thông tin bất đối xứng và quyết định lựa chọn vay vốn

Thông tin bất đối xứng là thuật ngữ được dùng để chỉ hiện tượng các chủ thể khác nhau không có thông tin như nhau về một đối tượng nào đó mà tất cả cùng quan tâm. Ví dụ như trong hoạt động tín dụng, bên cho vay không biết rõ người vay cũng như triển vọng của các phương án mà người vay sẽ thực hiện bằng chính bản thân người vay, nhất là về phương diện rủi ro, do đó để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, bên cho vay phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn bất lợi nhằ cho vay đúng người đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng có hành vi đúng đắn nhằm đảm bảo việc thu hồi cả gốc và lãi của khoản tín dụng đã cấp ra.

Khi bên cho vay che giấu một số thông tin dẫn đến việc lựa chọn khách hàng xấu và cấp tín dụng không hiệu quả thì được gọi là lựa chọn sai lầm xảy ra trước

cho vay. Thông thường những khách hàng tích cực trong việc xin vay là những khách hàng có độ rủi ro cao.

Trong hoạt động tín dụng lựa chọn sai lầm sẽ xuất hiện khi nguồn vốn khan hiếm và lãi suất cho vay bị đẩy lên cao. Theo nguyên tắc "rủi ro cao - lợi nhuận cao" và nguyên tắc loại trừ, khi nguồn cung tín dụng dồi dào, mức lãi suất cho vay thấp thì cả phương án có suất sinh lợi thấp, rủi ro thấp, đảm bảo khả năng trả nợ một cách chắc chắn và những phương án có suất sinh lợi cao, rủi ro cao với đảm bảo khả năng trả nợ ít chắc chắn hơn đều được cấp tín dụng để thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi nguồn vốn khan hiếm, lãi suất cho vay lên cao. Để bên cho vay có lợi nhuận, các phương án an toàn sẽ dễ bị bỏ qua bởi suất sinh lời thấp và các phương án có độ rủi ro cao hơn có suất sinh lợi cao sẽ được cấp vốn để thực hiện. Đây chính là vấn đề lựa chọn sai lầm trong hoạt động cấp tín dung.

Thông tin bất đối xứng còn xuất phát khi bên cho vay không kiểm soát khả năng hành vi và cách thức sử dụng vốn vay của bên vay vốn. Trong hoạt động tín dụng, việc kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay vấp phải nhiều khó khăn từ bên đi vay và bên cho vay. Bản thân bên cho vay gặp rủi ro về đạo đức của khách hàng vay khi bên cho vay không giám sát được hoạt động của người đi vay. Bên cạnh về đạo đức của cán bộ xử lý món vay cũng là vấn đề cần được quan tâm sau khi cho vay, nó quyết định đến khả năng thu hồi vốn vay trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)