Cơ cấu kinh tế của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 51 - 53)

Đơn vị tính: %

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2015 Tổng GDP 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông - lâm - ngư nghiệp (KV I) 47,2 42,8 40,8 42,1 39,9 Công nghiệp - xây dựng (KV II) 27,1 29,1 30,7 23,0 24,9 Dịch vụ (KV III) 25,7 28,1 28,5 34,9 35,2

Từ bảng 2.2 cho thấy, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm dần tỷ trọng của khu vực nông lâm thuỷ sản, tỷ trọng của khu vực dịch vụ khá cao và ổn định. Đây được xem là xu hướng chuyển dịch phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). Trong các năm 2011, 2012, 2013 cơ cấu kinh tế chuyển dịch ổn định theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp giảm từ 47,2% năm 2011 xuống còn 40,8% năm 2013, tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng tăng khá từ 27,1% năm 2011 tăng lên 30,7% năm 2013 và khu vực dịch vụ tăng từ 25,7% năm 2011 lên 28,5% năm 2013. Tuy kết quả cơ cấu kinh tế không đạt theo kế hoạch hàng năm nhưng sự tăng trưởng GDP năm 2013, 2014 chính là nhờ sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp làm nồng cốt. Chất lượng tăng trưởng công nghiệp từng bước được cải thiện do đầu tư mới mang lại, chủ yếu do các ngành chế biến thủy sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng và qui mô đầu tư lớn (vốn bình quân 01 doanh nghiệp chế biến thủy sản và chế biến thức ăn chăn nuôi là 83 tỷ đồng). Năm 2014 tỷ trọng công nghiệp xây dựng bị sụt giảm mạnh và tăng tỷ trọng nông lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự thay đổi nhưng dần chuyển dịch tích cực trong năm 2015.

2.1.3Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn

Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, các TCTD trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đến thời điểm 31/12/2015 toàn tỉnh Tiền Giang có 42 TCTD đang hoạt động gồm:

- Có 01 NH Chính sách xã hội tỉnh Tiền Giang;

- Có 07 chi nhánh TCTD thương mại cổ phần (NHTMCP) Nhà nước gồm NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NHTMCP Đầu tư và phát triển Tiền Giang, NHTMCP Đầu tư và phát triển Mỹ Tho, NHTMCP Công thương Tiền

Giang, NHTMCP Công thương chi nhánh Tây Tiền Giang, NHTMCP Ngoại thương Tiền Giang, NH thương mại TNHH MTV Xây Dựng Tiền Giang;

- Có 18 Chi nhánh NHTMCP gồm NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Sông Tiền, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Sài Gòn Công Thương, NHTMCP An Bình, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Xuất nhập khẩu, NHTMCP Quốc Dân, NHTMCP Đông Á, NHTMCP Kỹ Thương, NHTMCP Đại Chúng, NHTMCP Kiên Long, NHTMCP Đông Nam Á, NHTMCP Hàng Hải, NHTMCP Bản Việt, NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Sài Gòn Hà Nội, NHTMCP Bưu điện Liên Việt;

- Có 16 Quỹ tính dụng nhân dân gồm: QTD An Hữu, QTD Tân Thanh, QTD Nhị Mỹ, QTD Mỹ Long, QTD Mỹ Tho, QTD Tân Hội Đông, QTD Tân Hiệp, QTD Thân Cửu Nghĩa, QTD Tân Mỹ Chánh, QTD Đăng Hưng Phước, QTD Chợ Gạo, QTD Bình Phục Nhứt, QTD Vĩnh Bình, QTD Mùa Xuân, QTD Long Hòa, QTD Tân Thành.

Các TCTD hoạt động rộng khắp các huyện, thị, thành trong toàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế địa phương giúp cho người dân có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ TCTD. Tình hình huy động vốn và cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)