Chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

2.2.2.3 Chất lượng tín dụng

Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc ngăn chặn, giảm thiểu nợ xấu nhưng trong thời gian qua nợ xấu đã có những biến động thất thường tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ 2011- 2015 như sau:

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của QTDND 2011 - 2015 Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ quá hạn 0,60 0,34 1,08 0,99 0,84 Nợ xấu 0,22 0,16 0,35 0,51 0,54

Nguồn: Báo cáo GSTX 2011-2015 của NHNN TG

Từ bảng 2.6 trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của các QTDND trên địa bàn luôn ở mức thấp so với mặt bằng chung của các TCTD trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ nợ xấu tại các QTD có chiều hướng gia tăng qua các năm nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép của NHNN dưới 3%, chứng tỏ chất lượng tín dụng của các Quỹ khá tốt. Tỷ lệ nợ xấu có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là 0,16%(477 triệu đồng) và cao nhất với tỷ lệ 0,54%(2.580 triệu đồng) vào năm 2015 tăng 0,03% so với năm 2014. Do phần lớn thành viên vay vốn là các hộ cá thể sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn nông thôn, nhu cầu món vay nhỏ nên cơ cấu dư nợ của các Quỹ chủ yếu cho vay ngắn hạn NNNT do đó khả năng tiềm ẩn rủi ro phát sinh nợ xấu cũng ít hơn.

Hình 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của các QTDND đến 31/12/2015

Từ hình 2.5 cho thấy, có 13/16 QTDND có phát sinh nợ xấu trong đó có 3/16 QTDND không phát sinh nợ xấu là QTDND Đăng Hưng Phước, QTDND An Hữu, QTDND Tân Hội Đồng. Nổi bật trong biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của từng QTDND trong năm 2015 là QTDND Nhị Mỹ có tỷ lệ nợ xấu cao nhất lên đến 4,14% và vượt giới hạn cho phép của NHNN, chứng tỏ hoạt động tín dụng của QTDND đã phát sinh những vấn đề yếu kém nghiêm trọng, chất lượng tín dụng thấp nhất trong hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Nguyên nhân gây ra tình trạng tỷ lệ nợ xấu cao tại Quỹ là do những vấn đề phát sinh từ nội tại của Quỹ. QTDND đã xảy ra trường hợp Giám đốc lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với nhân viên để lập hồ sơ khống, cho vay vượt quá 15% VTC (do không trừ khoản lỗ), thủ tục bảo lãnh bên thứ ba không đúng theo quy định, cho vay đảo nợ đối với khách hàng là người thân từ đó dẫn đến không có khả năng thu hồi, cán bộ quản lý chiếm dụng tài sản của QTDND. Những sai phạm trên đã được ghi nhận tại kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước tỉnh nên QTD Nhị Mỹ bị xếp vào nhóm QTDND cần được tái cơ cấu theo công văn 187/NHNN-TTGSNH.m của NHNNVN về triển khai cơ cấu lại QTDND, tập trung kiềm chế nợ xấu gia tăng và triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu.

Một nguyên nhân nữa gây ra sự chậm trễ trong công tác xử lý nợ xấu là do các QTDND còn chưa nhận được sự quan tâm của các cơ quan pháp luật trong công tác xử lý nợ xấu. Đến cuối năm 2015 trong tổng số 18 vụ đã được tòa án xét xử chuyển sang thi hành án (THA) với tổng số tiền phải THA là 1.418 triệu đồng còn 11 việc THA dở dang với số tiền đã thu là 282 triệu đồng và số tiền phải THA tiếp là 539 triệu đồng, chưa THA với tổng số tiền là 557 triệu đồng. Một số nguyên nhân chính dẫn đến còn tồn đọng một số việc chưa THA là do:

- Cơ quan THA chưa định giá tài sản.

- QTDND định giá tài sản đảm bảo cao hơn mức giá quy định của UBND tỉnh nên khi định giá bán đấu giá tài sản cao so với thực tế nên không có người mua.

- Cơ quan THA cho phép người phải THA được lựa chọn tài sản đưa ra bán đấu giá nên khách hàng vay vốn chọn tài sản tọa lạc trong vùng sâu không có đường đi nên rất khó tìm được người mua trong khi đó tài sản tại các vị trí mặt tiền lại không đưa ra bán.

- Việc thông báo bán đấu giá tài sản thường được công bố trên báo Ấp Bắc ở địa phương nên việc công bố thông tin chưa được rộng rãi, chưa nhiều người biết đến vì vậy ít có người mua.

Tóm lại, bên cạnh những rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động, thì còn có các rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro về đạo đức của cán bộ. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của các QTDND vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo mức cho phép của NHNNVN nhưng thực trạng nợ xấu đang có xu hướng tăng từ năm 2012 đến nay. Nợ xấu tăng một phần do kinh tế khó khăn, bệnh dịch, thiên tai gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của thành viên viên vay vốn. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan do trình độ, nghiệp vụ của QTDND từ khâu thẩm định đến xét duyệt cho vay còn nhiều hạn chế, không chấp hành, tuân thủ đúng các quy trình, quy định về cấp tín dụng, các hạn chế tín dụng; các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm; công tác kiểm tra giám sát vốn vay khách hàng chưa tốt, để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến nợ khó đòi kéo dài, có khả năng mất vốn; thậm chí có Quỹ cán bộ tham ô, lợi dụng tiền công quỹ, một số trường hợp cá biệt còn do giám đốc, nhân viên QTD đã có hành vi giả mạo hồ sơ, vi phạm pháp luật nghiêm trong trong hoạt động cho vay, sử dụng vốn của QTDND, dẫn đến mất vốn đã bị NHNN tỉnh và Cơ quan Công an xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (QTDND Nhị Mỹ). Đồng thời, một nguyên nhân nữa đến đến nợ xấu kéo dài để lại hệ lụy cho các năm sau là công tác phối hợp xử lý nợ xấu giữa QTDND và Cơ quan ban, ngành tại địa phương chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức. Cơ quan THA chưa giải quyết dứt điểm được các vụ việc tố phát sinh, để đọng lại nguyên nhân do thủ tục còn nhiều vướng mắc và khe hở để đối tượng bị THA lách luật như nêu trên. Vì vậy, trong thời gian tới bắt buộc các QTDND phải có hướng giải quyết phù hợp trong công tác cho vay, điều chỉnh kỳ hạn cho vay hợp lý, có biện pháp đôn đốc xử

lý nợ xấu và tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để xử lý các vụ việc phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)