Sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

2.2.2.2 Sử dụng vốn

Thông qua hoạt động cho vay, hệ thống QTDND đã có sự đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Trong năm 2015 các QTDND đã giải quyết cho 15.137 lượt thành viên vay vốn (giảm 94 lượt so với đầu năm). Tổng doanh số cho vay đạt 687.507 triệu đồng (tăng 74.709 triệu đồng so với đầu năm), bình quân đạt 42.969 ngàn đồng/ 1 món vay. Tổng dư nợ cho vay đạt 475.895 triệu đồng, tăng 67.140 triệu đồng so với đầu năm tỷ lệ tăng 16,43% và vượt so với kế hoạch năm (kế hoạch tăng trưởng tín dụng 10%).

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ của QTDND 2011-2015 Năm Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ ngắn hạn 209.778 170.850 163.700 169.526 183.922 Nợ trung, dài hạn 23.462 132.563 196.653 239.229 291.973 Tổng dư nợ 233.240 303.413 360.353 408.755 475.895

Nguồn: Báo cáo GSTX 2011-2015 của NHNN TG

Từ bảng 2.5 trên cho thấy, dư nợ cho vay luôn có sự tăng trưởng cao qua các năm, tăng trưởng bình quân từ 2011-2015 là 19,68%/năm.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ không đồng đều qua các năm. Năm 2012 là năm tăng trưởng tín dụng cao nhất, tăng 30,09% so với năm 2011. Trong năm 2012, tình hình lạm phát trong nước tăng cao lên mức 18,13% nên NHNN VN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt.

Mặc dù tăng trưởng tín dụng được các TCTD xem xét trên cơ sở thận trọng, trong năm NHNN VN cũng đưa ra khung tín dụng đặc thù cho các ngành, các lĩnh vực có tầm chiến lược như cho vay kinh doanh lúa gạo, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và chế biến thủy sản, phát triển nông nghiệp nông thôn (PTNNNT), đặc biệc là Thông tư 14/2011/TT-NHNN ngày 14/6/2011 hướng dẫn hướng dẫn Nghị định số 41/2011/NĐ-CP chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được NHNN tỉnh Tiền Giang triển khai chỉ đạo đến các QTD trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc. Do đó, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như PTNNNT nên các QTDND đạt mức tăng trưởng tín dụng tốt. Đến năm 2013 và năm 2015 chính sách tín dụng tiếp tục được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và mặt bằng LSCV của các QTDND được duy trì ở mức thấp nhưng tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh còn khó khăn nên dư nợ tăng trưởng chậm lại với tốc độ tăng 18,77%, 13,43%, 16,43% vào năm 2013, năm 2014 và năm 2015.

Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn ngày càng tăng qua các năm từ 2011 là 10,06% trên tổng dư nợ, năm 2012 là 43,69%, năm 2013 là 54,57%, năm 2014 là 58,53%, năm 2015 là 61,35%. Nguyên nhân do các QTDND chú trọng phát triển nguồn vốn huy động nhàn rồi có kỳ hạn dài, bên cạnh đó QTDND ngày càng quan tâm đến nhu cầu của khách hàng nên đã đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như khai thác thủy sản, chăn nuôi bò sữa, các mô hình kinh tế miệt vườn... Một vài QTDND tại địa bàn thành thị thì cho vay nông nghiệp nông thôn (NNNT) ít hơn mà chủ yếu là cho vay phục vụ nhu cầu vốn buôn bán nhỏ lẻ hoặc cho vay trả góp chợ, cho vay tín chấp đối với công nhân viên chức. Qua đó cho thấy hoạt động cho vay của các QTDND là rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế hộ, kinh tế nhỏ lẻ của một bộ phận nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)