Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 35 - 38)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

Thu lãi biên ròng (NIM), thu ngoài lãi biên ròng (NOM), thu nhập hoạt động biên, thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA) và thu nhập ròng trên tổng số vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS).

Tỷ lệ thu lãi biên ròng, thu ngoài lãi biên ròng, thu nhập hoạt động biên phản ánh năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên trong việc duy trì tăng trưởng các nguồn thu chủ yếu là các khoản vay, đầu tư và phí dịch vụ so với mức tăng chi phí

(lãi tiền gửi, tiền vay trên thị trường, tiền lương cho nhân viên và các phúc lợi).

Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM)

Tổng thu nhập từ lãi – Tổng chi phí từ lãi NIM =

Tổng tài sản Có sinh lời

Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM) đo lường mức chệnh lệch giữ thu lãi và chi phí lãi mà các TCTD có thể đạt được thông qua các hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và các nguồn vốn có chi phí thấp. Ý nghĩa của hệ số này là nếu tính riêng phần thu nhập về lãi thì tỷ suất sinh lời từ lãi trên các khoản đầu tư là bao nhiêu.

Tỷ lệ thu ngoài lãi biên ròng (NOM)

Tổng thu nhập ngoài lãi – Tổng chi phí ngoài lãi NOM =

Tổng tài sản Có sinh lời

Tỷ lệ thu ngoài lãi biên ròng (NOM) lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà TCTD phải gánh chịu (tiền lương, chi phí sữa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng). Nếu chỉ tiêu này bị âm chứng tỏ các TCTD hoạt động chủ yếu từ cho vay, hạn chế về các hoạt động dịch vụ.

Thu nhập hoạt động biên

Tổng thu hoạt động – Tổng chi phí hoạt động TNHĐB =

Tổng tài sản Có

Tỷ lệ thu nhập hoạt động biên cho thấy một đơn vị tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế cho TCTD. Tỷ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của TCTD càng lớn.

Thu nhập ròng trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế ROA =

Tổng tài sản Có

ROA chỉ tiêu này chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý. Nó cho thấy khả năng của Hội đồng quản trị trong quá trình chuyển tài sản của đơn vị thành thu nhập ròng, ROA thường được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính, nếu mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của TCTD quá mức. Ngược lại, mức ROA cao thường phản ánh kết quả hoạt động hữu hiệu, TCTD có cơ cấu tài sản hợp lý.

Thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế ROE =

Vốn chủ sở hữu

ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào TCTD. Tỷ số ROE phản ánh năng lực quản trị của TCTD về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra được bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Tỷ suất doanh lợi (Lợi nhuận ròng/Tổng doanh thu: ROS) cũng là chỉ tiêu

Tỷ lệ này cho thấy một đồng doanh thu (hay tổng thu nhập) tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ lệ này cao cho thấy công ty đó đạt hiệu quả trong việc tân dụng các khoản đầu tư để tạo ra thu nhập và sử dụng hợp lý các khoản chí phí. Chỉ tiêu này được tính bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)