CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
2.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.3.2 Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE thể hiện khả năng của QTDND trong việc tạo ra lợi nhuận và tăng giá trị tăng thêm cho các cổ đông. Đây được xem là một trong những chỉ số toàn diện nhất, để đánh giá khả năng sinh lời của một quỹ tín dụng, bởi vì mục tiêu quan trọng nhất của một quỹ tín dụng chính là tối đa hóa giá trị ròng của đơn vị, từ đó tạo ra giá trị tăng thêm cho các cổ đông.
Hình 2.11: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên VCSH của QTDND từ 2011-2015
ROE của các QTDND trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 khá tốt đều trên 17%. Năm 2012 tỷ lệ ROE đạt cao nhất là 31,89% chứng tỏ trong năm này các QTDND đã sử dụng đồng vốn của các thành viên đạt hiệu quả cao nhất. Đến năm 2013 tỷ lệ ROE giảm xuống còn 23,76% và tiếp tục giảm xuống còn 18,30% vào năm 2014 và 17,84% vào năm 2015. Tỷ suất sinh lời trên VCSH qua các năm đều cao trên 17% là tốt chứng tỏ các QTDND trên địa bàn sử dụng hiệu quả VTC, lợi nhuận tăng lên và VCSH cũng tăng nhẹ qua mỗi năm. Lợi nhuận tăng vừa tạo nguồn chi trả cổ tức cho thành viên và phần lợi nhuận giữ lại bổ sung vào các quỹ nghiệp vụ để phát triển hoạt động kinh doanh, đồng thời tỷ lệ ROE cao còn thu hút thêm thành viên mới và mở rộng hoạt động của Quỹ. Tuy nhiên, thực tế lợi nhuận để lại các QTDND không nhiều nên quy mô tăng VTC hàng năm thấp, trong khi đó các QTDND cho vay chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động nên chi phí lãi vay, áp lực thanh toán nợ gốc cao buộc các QTDND phải luôn theo dõi tình hình thu hồi nợ vay, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động nếu như QTDND không có chiến lược phát triển và khả năng quản trị tốt sẽ làm giảm tỷ lệ ROE.
- Tỷ lệ nợ xấu tăng và trích lập dự phòng tăng: hoạt động cho vay mang lại nguồn thu nhập chính cho QTDND nên khi nợ xấu phát sinh ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi vốn cho vay, đồng thời QTDND còn phải trích lập dự phòng rủi ro nên làm tăng chi phí phát sinh, tăng chi phí giám sát sử dụng vốn vay và chi phí THA phát mãi tài sản khi khách hàng không trả được nợ…nên chênh lệch thu nhập chi phí bị thu hẹp làm giảm tỷ lệ ROE. Năm 2011 – 2012, tỷ lệ nợ quá hạn giảm, điều này tác động đến khả năng sinh lời cũng liên tục tăng lên từ 28,28% năm 2011 đến 31,89% năm 2012. Từ năm 2013 đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng trở lại, theo đó tỷ lệ ROE cũng giảm tương ứng.
- Nguyên nhân do thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-NHNN thu hẹp địa bàn hoạt động cũa các QTDND có xã liền kề và chấm dứt tư cách thành viên đối với nhưng thành viên lâu năm không còn quan hệ giao dịch với QTDND nên phần nào tác động làm cho lợi nhuận của các QTDND có xu hướng giảm xuống liên tục trong những năm gần đây.
- Mặt bằng LSCV liên tục giảm: mặt bằng LSCV giảm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của các QTDND. Tháng 3/2014 mức trần LSCV ngắn hạn PTNNNT theo quy định là 9%/ năm, đến tháng 10/2014 lãi suất này giảm chỉ còn 8%/ năm(Quyết
định 2174/QĐ-NHNN của NHNN VN). Năm 2014 và 2015 cơ cấu dư nợ có LSCV
dưới 13% của các QTDND chiếm tỷ lệ lần lượt là 36,75% và 51,40%.
- Nguyên nhân do tác động không thuận lợi của thời tiết, biến đổi khí hậu: Thời tiết khí hậu diễn biến thất thường nên ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi luôn diễn biến phức tạp, bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế ... gây khó khăn cho người dân ảnh hưởng đến việc thu nợ của QTDND.
Do hoạt động của mô hình QTDND hướng đến mục tiêu là tương trợ thành viên, không phải là tối đa hóa lợi nhuận như hoạt động NHTM nên việc đánh giá chỉ tiêu này không thể dựa vào ngưỡng bình quân của ngành ngân hàng. Khi phân tích, đánh giá chỉ tiêu này trong năm 2015 người viết so sánh dựa vào mức trung bình của hệ thống QTDND cả nước năm 2015.
Hình 2.12: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên VCSH của từng QTDND 31/12/2015
Từ hình 2.12 trên cho thấy, năm 2015 tỷ lệ ROE bình quân của hệ thống QTDND cả nước đạt 15,61%. Trên địa bàn tỉnh có 03/16 QTDND đạt tỷ lệ ROE thấp dưới 10% gồm Chợ Gạo là 6,85%, Nhị Mỹ là 3,50% và Tân Thanh là 0,13% và một số QTDND như Tân Hiệp là 30,75%, Tân Hội Đông là 24,07%, Bình Phục Nhứt là 31,81% có tỷ lệ ROE cao trên mức bình quân trên cả nước.
Một số nguyên nhân gây ra tỷ lệ ROE thấp là do:
- Lợi nhuận thấp: QTDND Chợ Gạo là QTDND ra đời đầu tiên trên địa bàn tỉnh nhưng lợi nhuận hàng năm đều đạt mức thấp nhất trong hệ thống. Nguyên nhân là do địa bàn hoạt động có nhiều NHTM nên HĐV đầu vào với lãi suất cao từ đó làm tăng lãi suất cho vay, mặc dù LSCV tại QTD này cao nhất trong hệ thống (cuối năm 2015 cơ cấu dư nợ có mức lãi suất trên 13% đến 15% chiếm 62,65%, đứng hàng thứ 02/16 QTD) nhưng chênh lệch LSHĐ và LSCV thu hẹp nên lợi nhuận cũng thấp.
+ QTDND Nhị Mỹ: Do những sai phạm như đã phân tích ở các phần trên tại QTDND này, trong năm 2015 hoạt động của Quỹ có doanh thu 878 triệu đồng, đạt lợi nhuận 30 triệu đồng nhưng do trích lập dự phòng cụ thể đối với những món vay không thu hồi được vốn từ những hồ sơ khống, đồng thời bù lỗ lũy kế của các năm trước nên tỷ lệ ROE đạt 3,50%.
+ QTDND Tân Thanh: Thực hiện Công văn số 482/TGI-TTGS ngày 28/9/2015 của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tiền Giang về việc giám sát việc tính lãi dự thu, dự chi tại QTDND Tân Thanh. Qua kết quả kiểm tra của Tổ giám sát ghi nhận các sai pham trong việc hạch toán lại dự thu, dự chi. Số dự chi lũy kế trên Bảng kê tính lãi dự chi (799.330.186 đồng) là đúng nếu như ngày bắt đầu tính lãi của các món sai ngày bắt đầu tính lãi đã được nêu ở trên được cập nhật lại cho đúng. Số dư trên TK 4913 (1.018.957.140 đồng) của Bảng cân đối kế toán là sai. Nguyên nhân dẫn đến sai sót là do trước đây, khi chưa sử dụng phần mềm quản lí QTDND (Hiệp hội QTDND cài đặt), QTD không thực hiện bút toán thoái chi đối với trường hợp đã dự chi nhưng khách hàng tất toán trước hạn.
Đối với các QTDND có tỷ lệ ROE cao, một số nguyên nhân mang lại hiệu quả của việc sử dụng VCSH tại các QTDND này như sau:
- Đối với QTDND Tân Hiệp, Tân Hội Đông, Bình Phục Nhứt: công tác cho vay PTNNNT được các QTDND này tăng cường thực hiện. Dư nợ ngắn hạn chiếm 69,76% dư nợ, LSCV ngắn hạn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP được chỉ định ở mức thấp, cơ cấu dư nợ có LSCV từ 13% trở xuống luôn chiếm trên 90% dư nợ nhưng do dư nợ cao nên nguồn thu nhập lớn dẫn đến tỷ lệ ROE cao.
- QTDND Tân Hiệp: Đây là QTDND luôn luôn có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống do địa bàn hoạt động tại thị trấn nên hoạt động kinh doanh của thành viên khá sôi nổi, nhu cầu vay vốn kinh doanh, thành viên có doanh thu diễn ra nhanh nên vốn tín dụng xoay vòng nhanh chóng, mức sống thành viên cao nên HĐV rất tốt do đó nguồn vốn thừa cao được gửi vào các NHTM để thu lãi tiền gửi (nguồn thu từ tiền gửi tại TCTD khác gần bằng với nguồn thu từ lãi cho vay). Hơn nữa, địa bàn hoạt động tại các phường ở thị trấn nên cho vay ngắn hạn PTNNNT không bắt buộc phải áp dụng theo mức trần LSCV theo quy định của NHNN.
Như vậy, thông qua tiêu chí đánh giá tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu các QTDND trên địa bàn giai đoạn từ 2011 – 2015 và từng QTDND cụ thể trong năm 2015. Kết quả cho thấy mặc dù tỷ lệ ROE của hệ thống đều đạt mức cao qua các năm nhưng nếu xem xét riêng từng QTDND thì tỷ lệ này giữa các QTD có sự khác biệt nhau. Sự thay đổi tỷ lệ này ở từng QTD do nhiều nguyên nhân khác nhau về quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ, cách thức sử dụng nguồn để tối đa hóa nguồn vốn đầu vào. Bên cạnh đó, NHNN tỉnh định kỳ cần tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động của các QTDND trên địa bàn để nhằm phát hiện ra các sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động của QTDND Nhị Mỹ để kịp thời xử lý nghiêm khắc đúng quy định pháp luật, nhằm răng đe các QTDND còn không tái phạm. Tránh tình trạng để xảy ra sai sót trong việc hạch toán kế toán lãi dự thu, dự chi như QTDND Tân Thanh mặc dù nguyên nhân do áp dụng phần mền máy tính tin học bị lỗi nhưng điều này lần nữa phản ánh về trình độ nghiệp vụ của các bộ phân liên quan chưa đạt yêu cầu và công
tác thanh tra, giám sát của NHNN tỉnh đối với các QTDND trên địa bàn chưa được quan tâm nhiều.