Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 38)

Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình

VietGAHP

* Thị trường

Quan hệ cung cầu ngày càng có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của chuỗi giá trị thịt lợn. Tuy nhiên, không chỉ quan tâm đến quan hệ cung – cầu – giá cả, vấn đề lưu thông phân phối, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đặc biệt quan trọng do một tỷ lệ lớn sản phẩm thịt lợn người tiêu dùng ưa chuộng là sản phẩm thịt lợn tươi sống chưa qua chế biến. Ngoài ra, những hộ chăn nuôi

T ác n hâ n Các nhà cung cấp đầu tư đầu

vào Hộ gia đình, Tổ HT, HTX, trang trại Lò mổ, hộ giết mổ Thương lái Người bán buôn, bán lẻ Người tiêu dùng

Thu nhập Số lượng hơn

Cung cấp đầu vào

Sản xuất Chế biến Thương

mại

-Liên kết ngang, liên kết dọc

- Giảm giá thành đơn vị, số lượng lớn hơn, Đổi mới thể chế (giám sát quy trình hoạt động)

Các mối tiêu thụ mới, thị trường mới, giá ổn định

lợn rất dễ gặp khó khăn khi giá cả thị trường biến động: khi giá thịt lợn giảm hộ chăn nuôi sẽ gặp thua lỗ ứng xử thông thường là giảm quy mô chăn nuôi dẫn đến thiếu cung giá lại tăng; Do vậy, hộ chăn nuôi rất khó có giải pháp phù hợp để đối phó. Điều này cũng được giải thích do đối tượng sản xuất là những sinh vật sống với những đặc thù nhất định, không giống như sản xuất kinh doanh những hàng hóa khác (Dự án LIFSAP TW, 2016).

+ Nhận thức của người tiêu dùng: Nếu người tiêu dùng không quan tâm, không tin tưởng chất lượng thịt lợn VietGAHP sẽ dẫn tới không có động cơ trả giá cao hơn làm cho người sản xuất không có động cơ để sản xuất và bán thịt lợn an toàn theo chuỗi.

+ Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn: Hiện nay nhu cầu sử dụng thịt lợn sạch, an toàn rất lớn tuy nhiên chưa có sự khác biệt về giá thành cũng như giá bán, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa hai dòng sản phẩm nên người tiêu dùng rất khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm.

+ Khối lượng và sự sẵn có của nguồn cung thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP: Nếu khối lượng ít hoặc nguồn cung không liên tục sẽ không đáp ứng được công suất các lò mổ, chợ thực phẩm, buộc họ phải nhập nguồn hàng khác (lợn không GAHP). Trong chuỗi giá trị thịt lợn, hầu hết các tác nhân đều có đầu vào chính là đầu ra của tác nhân đứng liền trước. Tuy nhiên, đối với tác nhân đầu tiên là hộ chăn nuôi, đầu vào sẽ là lợn giống (nếu bản thân hộ không tự sản xuất được), thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, đây là những chi phí chiếm 70% giá thành sản phẩm nên khi giá cả đầu vào tăng mạnh, giá thành thịt lợn hơi và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn cũng tăng theo (Dự án LIFSAP TW, 2016).

* Yếu tố sản xuất

Mục đích thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP nhằm kiểm soát, truy xuất nguồn gốc vật nuôi, thịt lợn chăn nuôi theo quy trình VietGAHP được cung cấp cho các lò mổ đã được dự án nâng cấp và qua các chợ thực phẩm dự án nâng cấp để tạo thành chuỗi thực phẩm sạch, an toàn, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào mấy yếu tố sau:

- Trên cơ sở các lò mổ đã được dự án nâng cấp, chợ thực phẩm nâng cấp

theo quy trình: Nếu các lò mổ và chợ thiếu vắng hoạt động kinh doanh, sự kết nối kém thì khó hình thành được chuỗi thịt lợn từ sản xuất tới tiêu dùng.

- Sự khác biệt về giá cả giữa thịt lợn sản xuất theo quy trình thường và quy trình VietGAHP: Nếu giá thịt lợn VietGAHP không khác thịt thường mổ tại các lò mổ thường thì dẫn đến không có động cơ để người sản xuất, kinh doanh bán cho các lò mổ đã nâng cấp và tại chợ đã nâng cấp;

Giống, thức ăn và công tác thú y: là yếu tố cự kỳ quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả chăn nuôi, giống tốt là bước khởi đầu quyết định đến năng suất chất lượng và thu nhập của người chăn nuôi, chất lượng của nguồn thức ăn sẽ quyết định năng suất và chất lượng của đàn lợn, công tác thú y cũng đã được người dân chú trọng, tiêm phòng dịch cho lợn con hay mời nhân viên thú y khi lợn bị ốm nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra (Dự án LIFSAP TW, 2016).

* Các yếu tố khác

- Dịch bệnh: Thông thường, nếu xảy ra dịch bệnh thì tác nhân hộ chăn nuôi sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên, các tác nhân khác có bị ảnh hưởng nhưng không nghiêm trọng, thậm chí thiệt hại không nhiều. Có một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chăn nuôi đã chỉ ra rằng, đối với các hộ chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi có quy mô lớn, nếu kinh doanh có lãi liên tục trong vài năm, chỉ cần xảy ra một lần bị đại dịch là toàn bộ quá trình kinh doanh đó có thể chuyển từ lãi thành lỗ, thậm chí có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán, khôi phục được phải mất thời gian dài, thậm chí là phá sản (Dự án LIFSAP TW, 2016).

- Giá cả: Là yếu tố chính của hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng và người chịu ảnh hưởng của giá cả phần lớn là nông dân. Họ luôn là người bị động, giá cao thì có lợi nhuận nhưng không cao, còn không may đúng đợt giá thấp thì phải chịu thua lỗ. Do vậy, cần đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng này, cải thiện đời sống cho người nông dân là tác nhân chính tạo ra sản phẩm của chuỗi (Dự án LIFSAP TW, 2016).

- Chính sách, hỗ trợ: Bên cạnh việc hỗ trợ về kỹ thuật, trang thiết bị cho hộ

GAHP, các cơ sở giết mổ, chợ thực phẩm thì cần có những chính sách hỗ trợ nhà nông gắn kết thị trường; đối thoại giữa các bên: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông và các doanh nghiệp, tìm đầu ra theo hướng sản xuất hàng hóa, mang tính chất bền vững (Dự án LIFSAP TW, 2016).

* Mối liên hệ giữa các tác nhân

trên địa bàn. Các tác nhân không có sự liên kết sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, đồng thời với giá bán sản phẩm thay đổi, dẫn tới giá trị gia tăng trong sản phẩm biến động theo chiều hướng tiêu cực.

Các hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị qua các khâu có hoạt động hỗ trợ cho từng tác nhân trong chuỗi và hỗ trợ lẫn nhau. Hoạt động hỗ trợ tốt dẫn đến khả năng luân chuyển hàng hóa trong chuỗi tốt hơn, hoạt động hỗ trợ kém và không phát triển dẫn tới quá trình luân chuyển hàng hóa trong chuỗi không đảm bảo, chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng lâu hơn, nếu không có biện pháp bảo quản tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ đi xuống và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn chuỗi (Võ Thị Thanh Lộc, 2010).

Tính minh bạch và chính thống của thông tin phản hồi: Các tác nhân trong chuỗi có phản hồi thông tin cho nhau, nếu thông tin phản hồi tốt thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của chuỗi. Hệ thống phản hồi thông tin có tác dụng đi từ tác nhân người tiêu dùng đi lên tới tác nhân đầu tiên nằm trong các kênh tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dùng phản hồi đến người bán buôn, bán lẻ và cuối cùng thông tin phản hồi tới người sản xuất sau đó người sản xuất sử dụng thông tin và đánh giá nên phân phối sản phẩm cho kênh nào... dẫn đến giá trị gia tăng của chuỗi sẽ ổn định hoặc biến đổi theo yếu tố đó (Võ Thị Thanh Lộc, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)