Giới thiệu dự án LIFSAP và chuỗi an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Giới thiệu dự án LIFSAP và chuỗi an toàn thực phẩm

2.1.3.1. Giới thiệu dự án LIFSAP

Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống với 65,4% dân số là nông dân Như Hoa (2016). Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển về nông nghiệp tuy nhiên có một số hạn chế nên Việt Nam chưa có thể trở thành một nước công nghiệp nông nghiệp như nhiều nước phương tây. Trước đây có rất nhiều dự án phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nhưng chủ yếu tập chung ở lĩnh vực trồng trọt mà vẫn chưa có dự án thực sự lớn về phát triển chăn nuôi do đó dự án LIFSAP ra đời với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi tạo ra chuỗi sản phẩm an toàn từ trang trại đến bàn ăn góp phần cải thiện đời sống cộng đồng.

Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) là dự án nâng cao khả năng cạnh tranh của hộ chăn nuôi thông qua cải tiến năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm thải ô nhiểm môi trường. Dự án được tài trợ bởi chính phủ Việt Nam, hiệp hội phát triển quốc tế IDA, và vốn đóng góp khối tư nhân. Thông qua dự án LIFSAP sẽ đạt được những thành tựu như sau: được hỗ trợ trong chăn nuôi, được hỗ trợ giết mổ và vận chuyển, được hỗ trợ trong kinh doanh và tiêu dùng, hỗ trợ đào tạo các hộ chăn nuôi theo qui trình chăn nuôi an toàn, hỗ trợ các cơ quan quản lý ngành cấp trung ương và địa phương trong việc cải thiện tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ nâng cao năng lực xét nghiệm các sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn của ngành đề ra, và hỗ trợ các cơ quan thú y các cấp trong việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ các qui trình

VSATTP từ trang trại đến lò mổ và các chợ bán thực phẩm tươi sống. Mục tiêu này phù hợp chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi đến năm 2020 và đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định 984/QĐ-CN ngày 9/5/2014 với mục tiêu phát huy lợi thế về khả năng sản xuất một số loại vật nuôi nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng; phát triển bền vững góp phần đảm bảo an sinh xã hội và bảo về môi trường (Dự án LIFSAP TW, 2016).

2.1.3.2. Chuỗi an toàn thực phẩm vùng GAHP

Mỗi vùng GAHP được hỗ, trợ nâng cấp từ: Trang trại - cơ sở giết mổ - Chợ thực phẩm tạo thành một chuỗi liên kết tuần hoàn cho đến tay người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm sạch rõ nguồn gốc xuất sứ.

Hộ chăn nuôi (hộ GAHP): Được thành lập các nhóm, tổ chăn nuôi nhằm gắn kết thị trường, trong đầu vào cũng như yếu tố đầu ra; tập huấn trạng bị kiến thức, hỗ trợ các trang thiết bị an toàn sinh học, trang thiết bị chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường gây ra do chăn nuôi gây ra (Dự án LIFSAP TW, 2016).

Cơ sở giết mổ: Được nâng cấp cam kết thu mua sản phẩm chăn nuôi theo quy trình GAHP, ghi chép các thông tin xuất nhập sản phẩm hàng ngày, tuân thủ theo quy định vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường (Dự án LIFSAP TW, 2016).

Chợ bán thịt tươi sống: Được nâng cấp đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường (Dự án LIFSAP TW, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)