Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)
15/14 16/15 BQ
Số hộ GAHP Hộ 128 188 257 146,87 136,70 141,60
Số lượng Lợn Con 2816 6204 7967 220,17 128,41 168,20
Nguồn: UBND huyện Triệu Sơn (2016) Trong những năm đầu thực hiện Dự án tại vùng GAHP huyện Triệu Sơn gặp rất nhiều khó khăn về quy mô chăn nuôi, do chăn nuôi nông hộ nên cơ sở chuồng trại còn manh mún, cơ cấu chất lượng con giống không đảm bảo để phát triển vùng chăn nuôi mặt khác nhận thức cửa người chăn nuôi còn hạn chế. Sau 3 năm thực hiện triển khai dự án đến năm 2014 số hộ GAHP đã tăng lên 128 hộ bình quân đầu lợn trên hộ tăng lên rõ rệt đạt 22 con lợn thịt trên hộ tăng gấp đôi so với quy định khi tham gia GAHP. Từ năm 2015 đến giữa năm 2016 số đầu lợn tăng lên đáng kể tuy nhiên đến 6 tháng cuối năm 2016 giá lợn bắt đầu đi xuống do sức mua bên Trung Quốc sụt giảm dẫn đến các hộ GAHP giảm đàn đáng kể. 4.1.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn huyện
* Cơ sở giết mổ
Trên địa bàn huyện Triệu Sơn, hiện có 245 CSGM, hiện chưa có CSGM tập trung quy mô lớn. Cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện hầu hết là các cơ sở nhỏ với
công suất từ 3 đến dưới 20 con/ngày. Trong đó có 5 CSGM được Dự án LIFSAP Thanh Hóa đầu tư nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP, các cơ sở giết mổ này chủ yếu phục vụ nhu cầu trong huyện và thành phố Thanh Hóa.
Ảnh 4.2. Cơ sở giết mổ trước khi nâng cấp
Nguồn: Tác giả (2016) Là một huyện nằm trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh, trong thời gian qua huyện Triệu Sơn đã được hỗ trợ nhiều chính sách thu hút đầu tư vào khâu thu gom, giết mổ, phân phối thịt lợn, đặc biệt là Dự án LIFSAP đã cung cấp các thông tin về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ tiểu thương trong khâu quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh.
Ảnh 4.3. Cơ sở giết mổ được dự án LIFSAP đầu tư nâng cấp
* Chế biến
Theo điều tra, trên địa bàn huyện chưa có doanh nghiệp nào đầu tư khép kín từ các khâu thu gom, giết mổ, phân phối lợn thịt và chế biến. Vì vậy, cơ hội đầu tư kinh doanh cho các nhà đầu tư theo một quy trình khép kín từ khâu thu gom, giết mổ, đến khâu phân phối thịt lợn VietGAHP tới người tiêu dùng là rất lớn. Trong thời gian qua, huyện đã có những chính sách để thu hút nhà đầu tư khi đầu tư vào khâu thu gom, giết mổ, phân phối thịt lợn VietGAHP với nhiều ưu đãi tuy nhiên vẫn chưa có nhà đầu tư tiềm năng tham gia vào phân khúc thị trường sản phẩm thịt sạch.
Sản phẩm thịt lợn được tiêu thụ trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là thịt lợn tươi sống và một số sản phẩm đã qua chế biến như nem, ruốc, giò, chả… Qua nghiên cứu, người dân trên địa bàn huyện vẫn giữ thói quen tiêu dùng sản phẩm thịt lợn theo cách truyền thống như: tiêu thụ thịt lợn tươi, nội tạng và rất ít tiêu thụ sản phẩm thịt đông lạnh, thịt hộp… do thịt tươi sống có thể chế biến được nhiều món, phù hợp với khẩu vị của người dân hơn những sản phẩm thịt đã qua sơ chế khác. Các hộ chế biến trên địa bàn huyện đều có sạp hàng ở chợ để bày bán. Sản phẩm chế biến bán thường là giò, chả, ruốc, thịt quay, thịt luộc, nem tai,… Các hộ chế biến này đều có quy mô nhỏ, chế biến thủ công nên sản lượng bán hàng ngày không nhiều chỉ dao động từ 5-20kg. Sản lượng chế biến tháng nhiều nhất là khoảng 610kg, tháng ít nhất chỉ có 320kg còn tháng bình thường có sản lượng bình quân là 350kg. Phỏng vấn sâu bốn hộ chế biến ở 2 xã trên địa bàn huyện Triệu Sơn cho thấy tổng tài sản phục vụ cho chế biến không lớn, chủ yếu là những dụng cụ thủ công. Hoạt động của các hộ trong tháng khá đều đặn và sản phẩm chế biến chủ yếu là giò lụa bó và ruốc thịt rất được khách hàng ưa chuộng. * Bán lẻ
Để kết nối xây dựng chuỗi sản phẩm thịt sạch từ trang trại đến bàn ăn Dự án LIFSAP Thanh Hóa tiếp tục đầu tư nâng cấp trên địa bàn huyện Triệu Sơn 6 chợ thực phẩm tươi sống với 250 quầy bán thực phẩm sạch nhằm mục đích đưa sản phẩm từ vùng GAHP - cơ sở giết mổ - chợ thực phẩm – tay người tiêu dùng.
Tất cả các sản phẩm từ vùng GAHP đều được các cơ quan thú y giám sát chặt chẽ, từ khâu giết mổ và đóng dấu kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo có sự khác biệt đối với các sản phẩm không GAHP.
Bảng 4.3. Bảng số liệu chợ thực phẩm, hộ kinh doanh thịt qua 3 năm tại huyện Triệu Sơn
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Số chợ thực phẩm 24 24 24
Số hộ bán thịt 410 520 520
Nguồn: UBND huyện Triệu Sơn (2016)
Ảnh 4.4. Chợ thực phẩm trước nâng cấp
Nguồn: Tác giả (2015)
Ảnh 4.5. Chợ thực phẩm sau nâng cấp
Tác nhân trong khâu tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn huyện chủ yếu là các thương lái. Một phần sản phẩm được bán cho cơ sở giết mổ hoặc tiêu thụ tại địa bàn. Bên cạnh các thương lái trong huyện còn có các thương lái ngoài huyện (thương lái tại thành phố Thanh Hóa, thương lái chuyển lợn đi Trung Quốc) đến thu mua lợn thịt. Theo kết quả điều tra, có tới 60,12% sản lượng thịt lợn được tiêu thụ trong huyện và 38,86% sản lượng được tiêu thụ tại các huyện lân cận và tỉnh ngoài. Trên thực tế, thương lái tỉnh ngoài thường phải chịu sự chi phối của thương lái trong huyện và các huyện lân cận, nếu không thì hoạt động thu mua của họ sẽ rất khó khăn. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Quý I Quý II Quý III Quý IV
45
42
38
33 Giá lợn thịt (1000đ)
Biểu đồ 4.1. Biến động giá thịt lợn hơi năm 2016
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Giá thịt lợn cuối năm 2016 thấp do ảnh hưởng của nguồn cung thịt lợn dư thừa từ cuối năm 2015, sức mua trong nước tiêu thụ chậm cộng thêm sản lượng thịt vốn xuất khẩu sang Trung Quốc bị giảm đáng kể. Sự tác động này đã khiến giá lợn quý III năm 2016 bắt đầu có chiều hướng giảm mạnh đến cuối năm. Do ảnh hưởng chung từ thị trường thịt lợn trong cả nước nên tình hình chăn nuôi của các hộ dân trong huyện Triệu Sơn cũng gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2015 giá lợn ổn định ở mức 45-55 nghìn đồng/kg mức giá cao nhất trong gần ba năm qua, người nông dân có lời khoảng 10.000đ đến 20.000đ/kg.
4.2. THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN VIETGAHP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA
4.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị
Sản phẩm thịt lợn từ chăn nuôi đến tiêu thụ tại thị trường trải qua rất nhiều khâu bao gồm sản xuất, thu gom, giết mổ, bán lẻ và được phân phối qua các kênh khác nhau, mỗi kênh tiêu thụ thịt lợn có các tác nhân tham gia khác nhau. Hiện tại, chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 6 kênh và được chia làm hai nhóm bao gồm kênh tiêu thụ trong huyện và kênh tiêu thụ ngoài huyện. Trong đó, kênh tiêu thụ trong huyện là kênh chính, chiếm tỷ lệ trên 60,12% sản lượng của chuỗi giá trị thịt lợn; kênh tiêu thụ ngoài huyện chiếm dưới 36% sản lượng của chuỗi.
Sơ đồ 4.1. Chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP
Nguồn: Tác giả (2016)
1) Hộ GAHP => CSGM LIFSAP, lò mổ thường, bán lẻ => Người tiêu dùng
2) Hộ GAHP => CSGM LIFSAP, lò mổ thường bán buôn => Bán lẻ => Người
tiêu dùng
3) Hộ GAHP => CSGM LIFSAP, bán buôn => Bán lẻ => Chế biến => người
tiêu dùng Hộ GAHP Chăn nuôi Lợn Lò mổ thường Thu Gom Bán buôn, bán lẻ Chế biến Người tiêu dùng Bán buôn Bán lẻ Chế biến
Giết mổ ngoài huyện Bán lẻ ngoài huyện
Người tiêu dùng ngoài huyện 60,12% 38,86% 40,12% 20% 38,5% 1,62 CSGM LIFFSAP Bán buôn Bán lẻ Bán lẻ Bán buôn
Kênh tiêu thụ ngoài huyện bao gồm
1) Hộ GAHP => Thương lái trong huyện => Thương lái ngoài huyện => Cơ sở
giết mổ/ chế biến ngoài huyện => tiêu dùng ngoài huyện
2) Hộ GAHP => Thương lái ngoài huyện => Cơ sở giết mổ/chế biến ngoài
huyện => tiêu dùng ngoài huyện
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vào 3 kênh chính trong chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP trên địa bàn huyện Triệu Sơn bao gồm
Kênh 1: Hộ GAHP – CSGM LIFSAP - Người bán lẻ - Người tiêu dùng Kênh 2: Hộ GAHP - CSGM LIFSAP, bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng Kênh 3: Hộ GAHP - CSGM LIFSAP, bán buôn - Bán lẻ - Chế biến - Người tiêu dùng
Chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn tập trung vào kênh 1 lò mổ thường nhiều hơn vì số lượng lò mổ thường chiếm ưu thế về số lượng, sản lượng thịt lợn tiêu thụ qua kênh này chiếm tới 40,12% tổng sản lượng của chuỗi. Các cơ sở giết mổ hoạt động rất mạnh trên địa bàn huyện do các hộ này thường kiêm cả công việc thu gom, giết mổ. Đây là kênh ngắn nhất và chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong huyện.
Sản lượng tiêu thụ thịt lợn qua kênh cơ sở giết mổ LIFSAP thấp hơn đáng kể so với kênh 1, chỉ chiếm 20% tổng sản lượng của chuỗi, sản lượng qua kênh này nhỏ vì các cơ sở giết mổ LIFSAP có công suất lớn, đòi hỏi vệ sinh môi trường và phải đáp ứng các yêu cầu về VSATTP, các cơ sở này chủ yếu giết mổ lợn từ các thương lái mang đến chứ không tự làm công việc thu gom như các hộ giết mổ nhỏ lẻ.
Đội ngũ thương lái, thu gom trên địa bàn huyện hoạt động rất mạnh, sản lượng thịt tiêu thụ qua thương lái trong và ngoài huyện chiếm tới 38,86% tổng sản lượng của chuỗi, trong đó thương lái trong huyện chiếm 24% và thương lái ngoài huyện chiếm 14,86%. Tỷ lệ tiêu thụ qua các thương lái trong huyện lớn hơn nhiều so với thương lái ngoài huyện là do nhóm này có lợi thế về địa bàn hoạt động và các mối quan hệ với hộ GAHP. Đối với hoạt động của nhóm thương lái ngoài huyện, nhóm này chịu cạnh tranh trực tiếp từ thương lái trong huyện; một phần thương lái thu mua trực tiếp từ hộ GAHP trong huyện, phần còn lại nhóm này phải thu mua từ các thương lái khác.
Mặc dù các hộ GAHP luôn muốn bán trực tiếp cho các công ty chế biến hoặc cơ sở giết mổ nhưng do giới hạn về số lượng lợn xuất chuồng, thế nên vẫn chưa thể đa dạng được đối tác cho sản phẩm đầu ra của mình. Tuy nhiên, với các hộ GAHP chăn nuôi quy mô lớn, lợi thế đầu ra đa dạng hơn do lợi thế về quy mô, số lượng nên đầu ra của các hộ GAHP có quy mô lớn nhiều hơn.
4.2.2. Đặc điểm và chức năng, quy mô hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP gia chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP
a. Hộ GAHP
Theo điều tra, các hộ chăn nuôi trong huyện Triệu Sơn hầu hết đều nuôi giống lợn lai vì cho năng suất cao. Hình thức chăn nuôi của các hộ là: nuôi lợn nái bán con giống, nuôi lợn thịt và nuôi kết hợp. Phần lớn các hộ chăn nuôi theo hình thức kết hợp cả nuôi lợn thịt và lợn nái để tự sản xuất con giống nhằm tiết kiệm chi phí. Trong đề tài này chia các hộ điều tra thành ba nhóm quy mô chăn nuôi: lớn, trung bình và hộ nhỏ để dễ quan sát trong chăn nuôi. Kết quả điều tra các chủ hộ chăn nuôi trong huyện đều là nam và có độ tuổi trung bình khoảng 49-55 có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi. Nhóm hộ chăn nuôi lớn có thu nhập ngoài chăn nuôi cao bình quân là 90,38 triệu đồng/năm gấp hơn hai lần nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (26,2 triệu đồng/năm). Nguồn thu có từ ngành nghề khác nhau: lương, buôn bán, chế biến, thủ công… Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện khá phát triển, thu nhập của người dân không còn chỉ từ nông nghiệp. Nhìn chung, kinh tế các hộ gia đình ở các xã điều tra nói riêng cũng như toàn huyện Triệu Sơn nói chung tương đối khá, thu nhập tăng trong những năm gần đây và ở mức cao so với các huyện khác trong tỉnh. Do đó, ngành thịt lợn có được những ảnh hưởng tích cực về nguồn vốn và thức ăn chăn nuôi.
Về trình độ văn hóa, nhóm hộ chăn nuôi lớn có tỉ lệ chủ hộ học cấp 3 là 91,66% trong khi nhóm hộ chăn nuôi nhỏ chỉ đạt trên 75%. Số lao động chính trong gia đình bình quân chung là 1-2 người, lao động trong chăn nuôi thường có 2 người. Nhìn trên bảng ta thấy tỉ lệ thu nhập từ chăn nuôi của ba nhóm hộ có sự chênh lệch rõ rệt một phần do áp dụng quy trình GAHP của mỗi hộ khác nhau, một phần cũng là do tiềm lực kinh tế của từng gia đình và diện tích mở rộng trong chăn nuôi. Nhiều gia đình rất muốn mở rộng chuồng trại để áp dụng quy trình GAHP một cách bài bản tuy nhiên diện tích đất hạn chế là một trở ngại lớn đối với các hộ.