Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ GAHP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 72 - 73)

Diễn giải ĐVT Chung Quy mô chăn nuôi

Lớn Trung bình Nhỏ 1. Vay vốn Có Hộ 35 10 15 10 Không Hộ 25 10 9 6 2. Số tiền vay Tr.đ 105,71 200 100 20 3. Nguồn vay Chính thống Tr.đ 34,28 50 50 20

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Trong các hộ vay vốn thì nhóm hộ có thu nhập trung bình chiếm đến 25% nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn là 16,66%. Nhưng xét đến lượng vốn vay thì nhóm hộ chăn nuôi lớn có tổng lượng vốn vay lớn nhất bình quân là 200 triệu đồng trong đó vốn vay từ ngân hàng Nông nghiệp chiếm 50% (100 triệu đồng). Các hộ TB có tổng vốn vay bình quân là 100 triệu đồng, vay từ ngân hàng chiếm 50% còn lại là vay không lãi từ họ hàng hay lãi cao ở bên ngoài. Các hộ chăn nuôi vay vốn chủ yếu để sửa sang lại chuồng trại, mua con giống và thức ăn chăn nuôi. Nhưng hiện nay, các công ty thức ăn chăn nuôi đã đấu mối trực tiếp đến các tổ, nhóm GAHP để bán và vận chuyển đến tận nơi với số lượng lớn, thậm chí còn cho lấy chịu đến khi lợn được xuất chuồng.

* Thức ăn chăn nuôi

Chăn nuôi hiện nay rất tiện lợi vì có nhiều loại cám phục vụ tại các đại lý trong xã, huyện dễ bảo quản, dễ cho ăn lại không tốn thời gian. Thức ăn hỗn hợp cũng rất đa dạng phong phú theo từng thời kỳ phát triển của lợn, có thể dễ dàng phối trộn các loại thức ăn, tính toán lượng dinh dưỡng đảm bảo đủ khẩu phần để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra còn cám đậm đặc, các hộ GAHP có thể trộn thêm bột ngô, cám gạo kết hợp thêm rau xanh đối với loại cám đậm đặc phối trộn như

trên thì thông thường các hộ GAHP chỉ dùng cho lợn mẹ sinh sản. Phương thức chăn nuôi của các hộ dân cũng đã được chuyển dần sang thức ăn công nghiệp do tiết kiệm được nhiều thời gian và nhiên liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)