Hiệu quả sản xuất của cơ sở giết mổ bán buôn tính cho 100kg lợn hơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 89)

cho 100kg lợn hơi

Diễn giải ĐVT Cơ sở giết mổ bán buôn

Doanh thu 1000đ 4507,00

Chi phí trung gian 1000đ 4361,10

Chi phí mua lợn 1000đ 3900,01

Chi phí vận chuyển 1000đ 330,33

Chi phí khác 1000đ 130,76

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 145,90

Khấu hao 1000đ 32,25

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 113,65

GO/IC Lần 1,03

VA/IC Lần 0,03

MI/IC Lần 0,02

Cơ sở giết mổ có mối liên hệ với rất nhiều tác nhân chăn nuôi để lấy hàng khi cần thiết. Cơ sở giết mổ cũng thông qua sự giới thiệu của Ban quản lý dự án LIFSAP để tiếp cận với các tổ nhóm GAHP. Giữa các cơ sở giết mổ có sự cạnh tranh về nguồn hàng hay thị trường tiêu thụ nhưng đồng thời cũng có quan hệ qua lại để nắm bắt thị trường giá cả trong từng thời điểm. Phương thức vận chuyển các hộ vẫn sử dụng ôtô làm phương tiện chính, sau khi bắt lợn cơ sở giết mổ thanh toán toàn bộ tiền mặt cho hộ chăn nuôi. Giá bán của cơ sở giết mổ là 4507 ngàn đồng tạo ra giá trị gia tăng là 145,90 ngàn đồng cho 100kg lợn hơi chiếm 15,03% tổng giá trị gia tăng của chuỗi.

c. Hộ bán lẻ

Tác nhân hộ bán lẻ có vai trò đưa sản phẩm thịt lợn tươi sống đến nhiều người tiêu dùng hơn và nhanh hơn. Chi phí chính của hộ bán lẻ là mua thịt từ cơ sở giết mổ chiếm 98,62% trong cơ cấu vốn. Qua đây, giá bán thịt lợn cũng tăng lên 4720,82 ngàn đồng/100kg và tạo ra giá trị tăng thêm của chuỗi là 192,91 ngàn đồng. Mức lãi thu được của người bán lẻ cũng khá nên tiền công lao động của người bán lẻ cũng được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 89)