Tài sản phục vụ chăn nuôi BQ/hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 72)

Diễn giải ĐVT Quy mô chăn nuôi

Lớn Trung bình Nhỏ

1.Về số lượng

Diện tích chuồng trại m2 300,21 220,12 93

Máy bơm nước cái 1,86 1,592 1,03

Bóng điện cái 3,03 3,12 2,67

Quạt cái 3,04 2,69 1

Khác 0,79 0,189 0

2.Về giá trị đầu tư

Chuồng trại 1000đ 83514,28 53641,51 30353,31

Máy bơm nước 1000đ 2511,51 1942,26 1016,67

Bóng điện 1000đ 262,81 156,02 86,67

Quạt 1000đ 1721,43 1065,33 925

Khác 1614,29 256,12 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Để xây dựng được chuồng nuôi người dân phải sử dụng một số vốn không nhỏ. Do vậy, nhóm hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ có nhu cầu mở rộng quy mô phát triển kinh tế thì rất cần đến sự hỗ trợ và ưu đãi về nguồn vốn, chính sách của nhà nước cũng như phát triển quý đất ưu tiên phát triển gia trại, trang trại sao cho phù hợp với quy hoạch. Ta cũng thấy, sự đầu tư cho tài sản cố định có sự chênh lệch khá lớn. Đối với hình thức chăn nuôi nông hộ đang phổ biến này thì xây dựng chuồng trại truyền thống có mức chi phí không quá lớn. Chi phí tập trung vào tài sản cố định của chuồng trại nhưng lại sử dụng trong thời gian dài (15-25 năm) nên mức khấu hao thấp. Ngoài ra, các phụ kiện lắp đặt thêm về hệ thống chiếu sáng, máng ăn, nước uống khá đơn giản, chi phí không cao các hộ dân có thể đầu tư được. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh hiện nay thì hệ thống chuồng hở không còn an toàn với chăn nuôi. Do đó người chăn nuôi muốn phát triển quy mô thì cần tuân thủ chế độ khử trùng nghiêm ngặt áp dụng theo quy trình VietGAHP.

* Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ GAHP

Đại đa số hộ GAHP chăn nuôi là để phát triển kinh tế gia trại nên hoàn toàn có thể chủ động về nguồn vốn. Hiện có rất nhiều nguồn vốn vay với lãi xuất thấp nhằm phát triển kinh tế hộ như vay ngâng hàng chính sách xã hội, hội phụ

nữ, hội nông dân... Bên cạnh đó, một số hộ muốn mở rộng quy mô có nhu cầu vay vốn nhưng lại không có điều kiện về mặt bằng đất đai. Do vậy, thực tế lượng vốn vay và số hộ dân vay vốn đầu tư cho chăn nuôi trong huyện rất lớn tuy nhiên mức cho vay lại rất giới hạn chỉ từ 30 đến 50 triệu đồng/hộ nên rất khó có thể đầu tư đồng bộ về chuồng trại, con giống để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)