Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn VIETGAHP trên địa bàn huyện Triệu Sơn,
4.2.6. Đáp ứng của chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP đố
đối với người tiêu dùng
Căn cứ vào kết quả điều tra cũng như nguồn số liệu điều tra tổng hợp của Dự án LIFSAP giai đoạn 2010 – 2015 cho chúng ta thấy rõ lợi ích khi các hộ chăn nuôi, hộ giết mổ, hộ kinh doanh tham gia vào vùng Dự án. Về mặt kinh tế hiệu quả kinh tế đối với hộ GAHP cao hơn hộ chăn nuôi thường 33,78%, về môi trường các hộ chăn nuôi, giết mổ, chợ thực phẩm đã áp dụng triệt để quy trình GAHP làm giảm nhiễm ô nhiễm môi trường, tạo chất đốt sinh học nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ.
Để cải thiện sự biến động giá gia súc thời gian qua, các hộ GAHP chăn nuôi lợn đã thay đổi phương thức sản xuất chăn nuôi để cung cấp thịt sạch, an toàn ra thị trường
Năm 2015 vùng GAHP huyện Triệu Sơn đã triển khai chương trình bắn thẻ tai nhằm truy xuất nguồn gốc thịt lợn qua các cơ sở giết mổ được nâng cấp ở vùng GAHP. Qua đó người tiêu dùng có thể kiểm tra nguồn gốc thịt lợn qua sổ ghi chép của các tiểu thương kinh doanh thịt trên các chợ được dự án nâng cấp. Việc này mang một bước cải tiến mới trong việc truy xuất nguồn gốc thịt lợn
vùng GAHP. Tuy nhiên, về lâu dài cần xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng cho thịt lợn từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Bảng 4.32. So sánh chuỗi giá trị thịt lợn thường và chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP
STT Chỉ tiêu Chuỗi giá trị thịt lợn
thường
Chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP
Chỉ số kết quả đầu vào
1 Hộ chăn nuôi
- Con giống Không được kiểm soát
Được kiểm soát (bắn thẻ tai nhằm truy xuất nguồn gốc)
- Thức ăn
Không được giám sát Thức ăn lấy qua đại lý đẩy giá thành lên cao
Được giám sát (kháng sinh, hooc môn, mức độ nhiễm kim loại nặng, nhiễm vi sinh vật, độc tố nấm mốc, sử dụng chất cấm.
Ký hợp đồng trực tiếp với nhà máy TACN giảm 3-5% giá thành (không qua trung gian)
- Thuốc thú y
Không tiêm phòng đầy đủ, sử dụng kháng sinh tùy tiện, dịch bệnh sảy
ra lẻ tẻ.
Tiêm phòng bắt buộc đúng qui trình; giám sát huyết thanh định kỳ 2 lần/năm nhằm kiểm tra kháng thể các bệnh virut gây ra (sau 5 năm không có dịch sảy ra)
- Nước Không được giám sát
Được giám sát nước dùng trong chăn nuôi, giám sát hệ thống nước thải ra môi trường
- Môi trường
Ít hộ có hệ thống xử lý phân hoặc sử dụng chưa
hiệu quả
100% các hộ đươc hỗ trợ xây, lắp bể biogas giảm nhiễm ô nhiễm môi trường,.
STT Chỉ tiêu Chuỗi giá trị thịt lợn thường
Chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP
2 Cơ sở giết mổ
Không được hỗ trợ nâng cấp, không đủ điều kiện
vệ sinh thú y, ATTP Không được giám sát
ATTP
Được nâng cấp, đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP Được giám sát VSTY – ATTP, môi trường
3 Chợ thực phẩm
- Lợn và sản phẩm thịt lợn Không được soát, giám sát ATTP
Được kiểm soát trước, sau giết mổ, được GS VSTY – ATTP – môi trường
Chỉ số kết quả đầu ra
1 Hiệu quả sản xuất thông qua ứng dụng GAHP
- Giảm tỷ lệ chết 30% 15% 4,62%
- Giảm thời gian vỗ béo
15% 135 ngày 112-121 ngày
- Hiệu quả kinh tế 33,78% 14,72% 48,5%
-
Hiệu quả kinh tế từ vệc sử dụng hầm biogas tiết kiệm nhiên liệu
tiết kiệm nhiên liệu 1,5 triệu đồng/ năm Tạo ra sản phẩm thay thế phân bón 306 nghìn đồng/hần/năm 2 Cơ sở giết mổ Được ký hợp đồng cung cấp cho các đơn vị như Coopmart, big C, trường học, bệnh viện...
3 Chợ thực phẩm Kinh doanh sản phẩm an toàn, rõ nguồn gốc.
4 Người tiêu dùng Sử dụng sản phẩm
không rõ nguồn gốc
Sử dụng sản phẩm sạch, được truy xuất nguồn gốc
Bên cạnh đó, các tôt nhóm GAHP đã xây dựng hệ thống sản xuất thịt lợn theo chuỗi giá trị nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào và đầu ra. Hộ GAHP đã liên kết lại, lập nhóm, tổ hợp tác để thương thảo với các công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuốc thú y để có nguồn cung đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý; đồng thời tạo khối liên kết mạnh để đàm phán với các đơn vị thu mua, các siêu thị, công ty thu mua xuất khẩu.
Điển hình là năm 2015 Ban QLDA LIFSAP Thanh Hóa đã xúc tiến ký kết xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và phân phối thịt lợn sạch, an toàn giữa hộ GAHP, cơ sở giết mổ và siêu thị coopmart Thanh Hóa.
Ảnh 4.6. Kết nối xây dựng chuỗi cung cấp sản phẩm chăn nuôi VietGAHP Nguồn: Tác giả (2016) Nguồn: Tác giả (2016) Để kiểm soát chất lượng lợn thịt cũng như sản phẩm thịt lợn hợp vệ sinh đảm bảo anh toàn thực phẩm Ban QLDA LIFSAP Thanh Hóa đã tiến hành lấy mẫu phân tích thịt lợn, mẫu nước, thức ăn, nước tiểu... tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ lợn để xác định mức độ đáp ứng ATTP. Đặc biệt, dự án còn hỗ trợ các trang thiết bị thiết yếu phục vụ bảo quản, trưng bày và bán sản phẩm thịt lợn tại cửa hàng đảm bảo đúng quy chuẩn cũng như ATTP. Tuy nhiên các tổ, nhóm GAHP, tổ hợp tác cần phải liên kết mạnh hơn nữa để sản xuất thịt lợn theo chuỗi giá trị có sự điều hành của nhà nước, có sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất, dịch vụ của các hợp tác xã, tổ hợp tác, với các hộ chăn nuôi.
Bên cạnh đó, tổ hợp tác cần tăng cường sản xuất thịt sạch, an toàn, không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc; hướng đến một số thị trường nước ngoài khác.
Bảng 4.33. Nhận thức của người tiêu dùng với thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng (%)
Số người phỏng vấn 50,00 100,00
Số người biết chợ LIFSAP 30,00 60,00
Số người biết thịt lợn VIETGAHP 20,00 40,00
Số hộ sử dụng thịt lợn VIETGAHP 27,00 54,00
Tr.đó, Đánh giá chất lượng thịt lợn VIETGAHP:
- An toàn hơn
- Không có sự khác biệt với thịt lợn thường
- Không biết 19,00 16,00 15,00 38,00 32,00 30,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng cho ta thấy, số người hiểu biết về VietGAHP trong chăn nuôi còn hạn chế, mức độ thực sự quan tâm đến an toàn thực phẩm chưa được ưu tiên lý do cũng một phần vì đại đa số các hộ phỏng vấn đều là các hộ làm nông nghiệp thiếu hiểu biết hoặc không quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm. 4.2.7. Một số vấn đề cần nâng cấp trong chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP
Trong các khía cạnh nâng cấp của chuỗi giá trị: sản phẩm, quy trình, chức năng, đối với hiện trạng chuỗi giá trị thịt lợn huyện Triệu Sơn, chúng tôi thấy có một số nhận xét sau:
Về sản phẩm: thịt lợn VietGAHP đã cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và người tiêu dùng đã chấp nhận, tuy nhiên sự lây nhiễm các
vi khuẩn như E.coly,Salmonellaphụ thuộc vào nhiều khâu trong chuỗi từ giết mổ,
vận chuyển, bán lẻ. Vấn đề này liên quan tới cải tiến các quy trình của các tác nhân trong chuỗi như việc nâng cấp thêm các lò mổ, chợ, khâu vận chuyển để giảm thiểu nguy cơ lấy nhiễm các vi khuẩn.
Về chức năng: Hiện tại các chức năng mà các tác nhân đảm nhận khá phù hợp với bối cảnh về nguồn cung cũng như thị trường nên hiện tại chúng tôi chưa thấy cần thay đổi hoặc nâng cấp chức năng cho các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP tại huyện Triệu Sơn.
Về quy trình: vấn đề kỹ thuật, công nghệ và các điều kiện sản xuất/ chăn nuôi cũng như các khâu giết mổ, vận chuyển và bán lẻ cần được cải thiện/ nâng cấp. Điều đó được minh chứng qua phân tích các khó khăn/ cản trở đối với các tác nhân và toàn chuỗi.
4.2.7.1. Các khó khăn, cản trở đối với người chăn nuôi
Bên cạnh kết quả đạt được việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Chăn nuôi hiện đang còn nhiều bất cập đòi hỏi phải có những thay đổi cùng sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành và người chăn nuôi, người tiêu dùng. Đó là, tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư còn cao (chiếm gần 60% chăn nuôi toàn huyện), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh dịch bệnh, vệ sinh thú y, ô nhiễm môi trường. Lượng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm có nguồn gốc, được kiểm soát tốt VSATTP còn thấp. Chênh lệch giữa giá thị trường và cổng trại còn cao, người chăn nuôi thường bị các thương lái ép giá, các đối tượng thương lái này chưa quản lý được.
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên như: thời tiết, khí hậu… Thanh Hóa là một tỉnh miền trung chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, mùa hè nắng nóng, có gió Lào và mùa đông lạnh, diễn biến thời tiết có nhiều bất thường. Ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn lợn.
* Giống và công tác chọn giống
Giống là đầu vào quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt, nó quyết định đến sự thành công của chăn nuôi. Giống tốt phù hợp với điều kiện khí hậu, khả năng chống chịu bệnh tật tốt và sức sản xuất cao, nâng cao được chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn vùng GAHP tỷ lệ các hộ chăn nuôi lợn lai và lợn nội vẫn đang còn cao nguyên nhân do hiện chưa có cơ sở sản xuất giống siêu nạc chuẩn nên đầu tư vào con giống các hộ vẫn còn quan ngại.
* Thức ăn
Thức ăn sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt của các các hộ GAHP. Giá thức ăn cao từ 10.000 đến 16.000 nghìn đồng/kg, nó sẽ ảnh trực tiếp đến giá thành, thức ăn chiếm trên 70% cấu thành sản phẩm, vậy nhưng giá bán sản phẩm lại bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cả thị trường, nhu cầu người sử dụng....
* Dịch bệnh
Dịch bệnh là một vấn đề lớn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chăn nuôi. Nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt, gây ra thiệt hại về kinh tế – xã hội do dịch bệnh gây ra đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt, sẽ là rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và công tác phục hồi chăn nuôi khi hết dịch. Nếu dịch bệnh xảy ra thì mức tiêu thụ sẽ giảm xuống mạnh. Số con lợn bị bệnh sẽ phải đi tiêu hủy, tổng đàn lợn sẽ bị giảm, người chăn nuôi sẽ bị thua lỗ.
Nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh và hỗ trợ các đơn vị quản lý nhà nước quản lý giám sát dịch bệnh trong chăn nuôi Ban quản lý dự án đã phối hợp với chi cục thú y lấy mẫu giám sát huyết thanh. Kết quả giám sát huyết thanh năm 2016 cho thấy tỷ lệ kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng trên lợn bệnh dịch tả là 74,89%; bệnh tai xanh là 66,73%; tỷ lệ lưu hành virut LMLM là 7,05% và tai xanh là 1,18%, qua đó cho ta thấy được nguy cơ tiềm ẩn các loại virut vẫn lưu hành trong lợn thịt. Kết quả theo dõi tỷ lệ chết trung bình của đàn lợn trong các vùng GAHP bình quân là 10,3% (Dự án LIFSAP TW, 2016).
* Nhu cầu thị trường
Chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện. Do vậy ngày càng chú ý tới chất lượng của bữa ăn nên thịt lợn sạch rõ nguồn gốc ngày càng được tin dùng rộng rãi và phổ biến hơn.
* Sự biến động giá cả thịt lợn
Giá cả phụ thuộc nhiều yếu tố. Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu chỉ nghiên cứu số lượng được yêu cầu của mặt hàng với giá cả của nó thì thấy rằng giữa chúng luôn có mối quan hệ nghịch biến nhau. Nếu giá càng cao thì số lượng được yêu cầu càng ít và ngược lại. Mặt hàng thịt lợn cũng không nằm ngoài quy luật trên. Tuy nhiên do nó được xem là mặt hàng thiết yếu nên phần trăm tăng hoặc giảm của lượng cầu sẽ thấp hơn phần trăm tăng hoặc giảm của giá. Khi giá thịt lợn biến động thì nhu cầu người tiêu dùng sẽ bị thay đổi, hay khi giá thịt lợn tăng cao thì nhu cầu mua thịt sẽ giảm và ngược lại khi giá thịt lợn thấp thì nhu cầu mua thịt lợn sẽ tăng lên. Mặt khác khi giá thịt lợn tăng cao người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu thịt lợn và thay vào đó là sẽ thay thế thịt lợn bằng các loại thực phẩm thay thế như cá, thịt gia cầm.
4.2.7.2. Các khó khăn, cản trở đối với các tác nhân khác
Việc chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm tại các cửa hàng bảo đảm VSATTP còn hạn chế. Chi phí cho hoạt động bán sản phẩm tại các cửa hàng bảo đảm VSATTP cao làm giá thành sản phẩm tại các cửa hàng này khó cạnh tranh với các sản phẩm bán tại hệ thống chợ dân sinh với nhiều nguy cơ mất VSATTP. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, định hướng tiêu dùng bảo đảm về VSATTP cho người tiêu dùng không đa dạng, liên tục và chuyên sâu.
Còn thiếu chính sách đặc thù về khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm ATTP, có nguồn gốc. Ý thức chấp hành quy định pháp luật về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y của người kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm còn hạn chế.
Tất cả những tồn tại hạn chế trên rất cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, cùng cộng đồng người tiêu dùng và cả xã hội mới xây dựng được sự liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu dùng và như vậy việc xây dựng chuỗi liên kết mới đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững.
4.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH VietGAHP TAI HUYỆN TRIỆU SƠN XUẤT THEO QUY TRÌNH VietGAHP TAI HUYỆN TRIỆU SƠN
4.3.1. Định hướng phát triển chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP đến năm 2020 VietGAHP đến năm 2020
Các định hướng phát triển chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới là:
+ Hạn chế phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ, khuyến khích thúc đẩy phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp để khai thác tối đa tính kinh tế nhờ quy mô.
+ Phát triển chuỗi giá trị thịt lợn ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ an toàn sinh học về giống, thức ăn, vệ sinh thú y, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh để đạt hiệu quả cao.
+ Chăn nuôi lợn thịt luôn kèm theo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, do vậy việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn phải có các giải pháp đồng bộ để xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nước.
+ Xu hướng tiêu dùng ngày càng hướng tới các sản phẩm thịt lợn qua chế biến thay thế cho tiêu dùng tươi sống do vậy, cần phải đầu tư phát triển công
nghệ chế biến sau giết mổ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
+ Thúc đẩy liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện, phát triển hình thức tiêu thụ sản phẩm thịt lợn thông qua hợp đồng nhằm nâng cao trách nhiệm và ràng buộc lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi cũng như phân phối hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi.
4.3.2. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP