Sơ đồ chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn VIETGAHP trên địa bàn huyện Triệu Sơn,

4.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị

Sản phẩm thịt lợn từ chăn nuôi đến tiêu thụ tại thị trường trải qua rất nhiều khâu bao gồm sản xuất, thu gom, giết mổ, bán lẻ và được phân phối qua các kênh khác nhau, mỗi kênh tiêu thụ thịt lợn có các tác nhân tham gia khác nhau. Hiện tại, chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 6 kênh và được chia làm hai nhóm bao gồm kênh tiêu thụ trong huyện và kênh tiêu thụ ngoài huyện. Trong đó, kênh tiêu thụ trong huyện là kênh chính, chiếm tỷ lệ trên 60,12% sản lượng của chuỗi giá trị thịt lợn; kênh tiêu thụ ngoài huyện chiếm dưới 36% sản lượng của chuỗi.

Sơ đồ 4.1. Chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP

Nguồn: Tác giả (2016)

1) Hộ GAHP => CSGM LIFSAP, lò mổ thường, bán lẻ => Người tiêu dùng

2) Hộ GAHP => CSGM LIFSAP, lò mổ thường bán buôn => Bán lẻ => Người

tiêu dùng

3) Hộ GAHP => CSGM LIFSAP, bán buôn => Bán lẻ => Chế biến => người

tiêu dùng Hộ GAHP Chăn nuôi Lợn Lò mổ thường Thu Gom Bán buôn, bán lẻ Chế biến Người tiêu dùng Bán buôn Bán lẻ Chế biến

Giết mổ ngoài huyện Bán lẻ ngoài huyện

Người tiêu dùng ngoài huyện 60,12% 38,86% 40,12% 20% 38,5% 1,62 CSGM LIFFSAP Bán buôn Bán lẻ Bán lẻ Bán buôn

Kênh tiêu thụ ngoài huyện bao gồm

1) Hộ GAHP => Thương lái trong huyện => Thương lái ngoài huyện => Cơ sở

giết mổ/ chế biến ngoài huyện => tiêu dùng ngoài huyện

2) Hộ GAHP => Thương lái ngoài huyện => Cơ sở giết mổ/chế biến ngoài

huyện => tiêu dùng ngoài huyện

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vào 3 kênh chính trong chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP trên địa bàn huyện Triệu Sơn bao gồm

Kênh 1: Hộ GAHP – CSGM LIFSAP - Người bán lẻ - Người tiêu dùng Kênh 2: Hộ GAHP - CSGM LIFSAP, bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng Kênh 3: Hộ GAHP - CSGM LIFSAP, bán buôn - Bán lẻ - Chế biến - Người tiêu dùng

Chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn tập trung vào kênh 1 lò mổ thường nhiều hơn vì số lượng lò mổ thường chiếm ưu thế về số lượng, sản lượng thịt lợn tiêu thụ qua kênh này chiếm tới 40,12% tổng sản lượng của chuỗi. Các cơ sở giết mổ hoạt động rất mạnh trên địa bàn huyện do các hộ này thường kiêm cả công việc thu gom, giết mổ. Đây là kênh ngắn nhất và chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong huyện.

Sản lượng tiêu thụ thịt lợn qua kênh cơ sở giết mổ LIFSAP thấp hơn đáng kể so với kênh 1, chỉ chiếm 20% tổng sản lượng của chuỗi, sản lượng qua kênh này nhỏ vì các cơ sở giết mổ LIFSAP có công suất lớn, đòi hỏi vệ sinh môi trường và phải đáp ứng các yêu cầu về VSATTP, các cơ sở này chủ yếu giết mổ lợn từ các thương lái mang đến chứ không tự làm công việc thu gom như các hộ giết mổ nhỏ lẻ.

Đội ngũ thương lái, thu gom trên địa bàn huyện hoạt động rất mạnh, sản lượng thịt tiêu thụ qua thương lái trong và ngoài huyện chiếm tới 38,86% tổng sản lượng của chuỗi, trong đó thương lái trong huyện chiếm 24% và thương lái ngoài huyện chiếm 14,86%. Tỷ lệ tiêu thụ qua các thương lái trong huyện lớn hơn nhiều so với thương lái ngoài huyện là do nhóm này có lợi thế về địa bàn hoạt động và các mối quan hệ với hộ GAHP. Đối với hoạt động của nhóm thương lái ngoài huyện, nhóm này chịu cạnh tranh trực tiếp từ thương lái trong huyện; một phần thương lái thu mua trực tiếp từ hộ GAHP trong huyện, phần còn lại nhóm này phải thu mua từ các thương lái khác.

Mặc dù các hộ GAHP luôn muốn bán trực tiếp cho các công ty chế biến hoặc cơ sở giết mổ nhưng do giới hạn về số lượng lợn xuất chuồng, thế nên vẫn chưa thể đa dạng được đối tác cho sản phẩm đầu ra của mình. Tuy nhiên, với các hộ GAHP chăn nuôi quy mô lớn, lợi thế đầu ra đa dạng hơn do lợi thế về quy mô, số lượng nên đầu ra của các hộ GAHP có quy mô lớn nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 66)