Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 74)

ĐVT: %

Diễn giải Tính

chung

Phân loại hộ GAHP Hộ CN Lớn Hộ CN Trung Bình Hộ CN nhỏ 1.Nguồn thức ăn sử dụng Mua đại lý 100 100 95 76 Tự cung cấp 5 24 2. Tỷ lệ các hộ sử dụng thức ăn Hộ mua cám đậm đặc 3,3 0 0 13,3 Hộ mua cám hỗn hợp 86,66 100 100 13,3 Hộ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp 10,04 0 10,38 73,4

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Bảng điều tra cho thấy có tới 88,66% hộ chăn nuôi sử dụng cám hỗn hợp

cho toàn chu kỳ chăn nuôi, ngoài ra kết hợp với 3,3% cám đậm đặc và 10,04%

thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp. Tỷ lệ sử dụng các loại cám giữa các nhóm hộ cũng có sự khác biệt. Nhóm hộ chăn nuôi nhỏ do có thu nhập chính từ cả chăn nuôi và trồng trọt nên tận dụng rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp (73,4%) và lượng cám mua (26,6%) ít hơn so với hai nhóm hộ còn lại. Ngược lại rõ rệt là nhóm hộ chăn nuôi lớn có ít lao động trong nông nghiệp nên chăn nuôi chủ yếu bằng cám mua cám hốn hợp.

* Công tác thú y của các hộ chăn nuôi

Các hộ GAHP thường xuyên được tập huấn đào tạo nâng cao năng lực về chăn nuôi thú y do đó người dân ý thức hơn và chủ động trong công tác phòng bệnh trong chăn nuôi. Công tác thú y xã, trạm thú y cũng được dự án quan tâm hỗ đào tạo nâng cao tay nghề. Người dân cũng chủ động tìm hiểu qua sách báo, truyền hình, mạng internet,… về các thời kỳ tiêm phòng của lợn nái, lợn con để từ đó chủ động tiêm phòng cho lợn hoặc mời nhân viên thú y về hỗ trợ. Lợn nái phải tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 74)