Phần 2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn
Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn nhằm xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó có các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững. Một chuỗi giá trị có bốn đặc trưng cơ bản (Lambert and Cooper, 2000).
Chuỗi giá trị bao gồm nhiều công đoạn phối hợp bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc; Một chuỗi bao gồm nhiều tác nhân độc lập nhau, do vậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức; Một chuỗi giá trị bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý (Lambert and Cooper, 2000).
Các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình Lambert and Cooper, (2000). Chính vì vậy, nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn bao gồm những nội dung cụ thể sau (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2012).
Thứ nhất: lập sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn
Sơ đồ chuỗi giá trị được trình bày theo (sơ đồ 2.2) về những tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Theo định nghĩa, sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm một sơ đồ chức năng kèm với một sơ đồ về các chủ thể của chuỗi. Lập sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát trực tiếp về hệ thống kênh phân phối sản phẩm thịt lợn. Sơ đồ này có nhiệm vụ xác định chức năng các hoạt động kinh doanh của mỗi tác nhân, cách vận hành chuỗi, những mối liên kết với các nhà hỗ trợ chuỗi.
H oạ t đ ộn g Giống, Thức ăn Thú y Lao động Chuồng trại Chăm sóc Xuất chuồng Thu gom Vận chuyển Làm sạch Giết mổ Bán sỉ Bán lẻ T ác n hâ n Các nhà cung cấp
đầu tư đầu vào Tổ HT, HTX, Hộ gia đình, trang trại
Người thu gom (thương
lái)
Lò mổ, hộ
giết mổ Người bán buôn,
người bán lẻ
Sơ đồ 2.2. Dạng sơ đồ chuỗi giá trị
Nguồn: GTZ (2007a) Sơ đồ về chuỗi giá trị thịt lợn cần mô tả các liên kết chính (các phân đoạn) của chuỗi giá trị thịt lợn và việc lập sơ đồ này sẽ:
Tạo điều kiện cho các tác nhân trong chuỗi hình dung được mạng lưới và mối liên kết ngang, dọc trong chuỗi. Thể hiện được sự tác động phụ thuộc lẫn nhau
Chính quyền địa phương, Ban QLDA, Sở Nông nghiệp,… Cung cấp đầu vào Sản xuất Thu gom (Thương lái) Chế biến Thương mại Tiêu dùng
giữa các tác nhân trong chuỗi. Giúp cho các tác nhân trong và ngoài chuỗi giá trị có thể hình dung được toàn bộ hoạt đông, quy trình của chuỗi (GTZ, 2007a)
Thứ hai: Mô tả chuỗi bao gồm các hoạt động được thực hiện trong chuỗi,
tác nhân tham gia chuỗi, xác định dòng chảy và các mối liên kết trong chuỗi.
Các hoạt động được thực hiện trong chuỗi giá trị thịt lợn
Mô tả các hoạt động của các tác nhân trong chuỗi, hoạt động nào được thực hiện trước ví dụ như hoạt động sản xuất bao gồm chuẩn bị chuồng trại, mua đầu vào, chăm sóc, xuất chuồng... Mỗi hoạt động sẽ tạo ra chi phí, và xác định tỷ trọng (%) trong tổng chi phí từ đó tìm ra hiệu quả của mỗi hoạt động (GTZ, 2007a).
Xác định các bên tham gia chuỗi giá trị thịt lợn hay các nhà vận hành chuỗi giá trị thịt lợn
Xác định ai là người tham gia vào chuỗi, mô tả ai thực hiện các hoạt động này; ví dụ ai tham gia thực hiện hoạt động chăn nuôi: chuẩn bị chuồng nuôi, mua đầu vào: công cụ, giống, chăm sóc; thu gom; bán buôn; bán lẻ;... tuy nhiên, một hoạt động có thể được thực hiện bởi nhiều thành viên tham gia chuỗi và một thành viên của chuỗi có thể thực hiện nhiều hoạt động (GTZ, 2007b).
Xác định những dòng chảy trong chuỗi giá trị thịt lợn
Một chuỗi giá trị thịt lợn có rất nhiều dòng chảy: dòng sản phẩm, hàng hóa, dòng tiền, thông tin, dịch vụ,… Mục tiêu phân tích chuỗi giá trị thịt lợn là phân tích các dòng chảy đó. Do vậy để hiểu và phân tích được các dòng chảy này cần phải có được những thông tin tốt về thị trường và nhu cầu sản phẩm để có những phản ứng và giải pháp kịp thời (GTZ, 2007b).
Xác định mối liên kết trong chuỗi giá trị thịt lợn
Các mối liên kết được kết nối chặt chẽ trong một chuỗi giá trị, phân tích mối liên kết bao gồm không chỉ việc xác định tổ chức và người tham gia nào liên kết với nhau mà còn xác định nguyên nhân của những liên kết này và những liên kết này có mang lại lợi ích hay không. Việc củng cố các mối liên kết giữa những tác nhân tham gia sẽ tạo nên nền móng cho việc cải thiện nâng cấp chuỗi (GTZ, 2007b).
Thứ ba: phân tích kết quả các hoạt động trong chuỗi giá trị thịt lợn
Kết quả thực hiện các hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn là mức độ mà một chuỗi giá trị thịt lợn đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng cuối cùng bằng
các chỉ tiêu về thời gian, sản phẩm và chi phí. Kết quả hoạt động của chuỗi giá trị được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng tác nhân và của toàn chuỗi.
Muốn cải thiện chuỗi giá trị thì đồng thời bằng cách cải thiện từng mắt xích hoặc là cải thiện sự liên kết giữa các mắt xích.
Phân tích phải đánh giá được giá trị của toàn bộ chuỗi giá trị thịt lợn hay chính là toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi chuỗi và tỷ trọng của nó ở các giai đoạn khác nhau. Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa giá mà người vận hành chuỗi bán được trừ đi giá mà người vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để mua những nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung cấp. Phân tích cũng xem giá trị được phân phối như thế nào giữa các giai đoạn trong chuỗi và giữa các tác nhân trong chuỗi (GTZ, 2007a).
Đánh giá được chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, xác định cấu trúc của chi phí trong các giai đoạn của chuỗi giá trị thịt lợn và xác định tiềm năng giảm chi phí của các tác nhân tham gia.
Xác định việc phân phối lợi ích của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thịt lợn. Mục đích là phân tích lợi nhuận và lợi ích trong chuỗi; xác định ai có lợi ích từ sự tham gia trong chuỗi; Tác nhân nào có thể có lợi từ các hỗ trợ của các tổ chức,... Đối với từng tác nhân cũng cần phân tích các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập và cả việc làm của họ để làm rõ thêm lợi ích thực nhận của các tác nhân này (GTZ, 2007a).
Nâng cấp trong chuỗi giá trị thịt lợn: Nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường và phát triển chuỗi một cách bền vững (GTZ, 2007a). Để nâng cấp chuỗi thành công, các tác nhân trong chuỗi đóng vai trò chủ đạo thực hiện nhiệm vụ nâng cấp và các nhà hỗ trợ đóng vai trò hỗ trợ các tác nhân trong quá trình nâng cấp. Mục tiêu của nâng cấp chuỗi là tăng lợi nhuận cho mỗi tác nhân hay tăng tỷ lệ doanh thu từ khu vực sản xuất mới, bao gồm bốn chiến lược chung.
Chiến lược đổi mới chất lượng (nâng cấp sản phẩm)
Chiến lược nhằm phát triển ổn định ngành chăn nuôi lợn, đầu tư cải tiến, quản lý chất lượng từ khâu cung cấp đầu vào > sản xuất > chế biến > thương mại
tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao góp phần tăng năng suất và chất lượng của mỗi tác nhân tham gia chuỗi (sơ đồ 2.3) (Võ Thị Thanh Lộc, 2010).
T ác n hâ n Các nhà cung cấp đầu tư đầu
vào Hộ gia đình, Tổ HT, HTX, trang trại Lò mổ, hộ giết mổ
Thương lái Người bán buôn, người
bán lẻ
Người tiêu dùng
Sơ đồ 2.3. Chiến lược đổi mới chất lượng và đầu tư kỹ thuật công nghệ Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc (2010) Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc (2010) Chiến lược đầu tư kỹ thuật, công nghệ
Thay đổi hành vi sản xuất truyền thống, áp dụng kỹ thuật chăm sóc tiên tiến đưa máy móc, thiết bị công nghệ vào chăn nuôi, nâng cấp công nghệ giết mổ; chế biến, đầu tư cơ sở hạ tầng chăn nuôi, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Mở các lớp tập huấn chuyên sâu cho các tác nhân về nhận biết tín hiệu thị trường, tập huấn hạch toán trong kinh doanh (Võ Thị Thanh Lộc, 2010).
Chiến lược giảm chi phí
Chiến lược nhằm xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm giảm các tác nhân trung gian và chi phí trung gian, tăng cường hợp tác giữa các nhà sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất tập trung ở quy mô lớn, giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí lưu thông, giảm chi phí giao dịch, tăng giá bán (sơ đồ 2.4) (Võ Thị Thanh Lộc, 2010).
Thu nhập Số lượng
g hơn Giá
Cung cấp
đầu vào Sản xuất (giết, mổ) Chế biến Thương mại
Cải tiến quản lý chất lượng, đổi mới quy trình Đầu tư kỹ thuật công nghệ
SD sản phẩm tốt
hơn
Thị trường mới
Sơ đồ 2.4. Chiến lược cắt giảm chi phí và nâng cấp hoạt động quản lý thể chế. Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc (2010) Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc (2010) Chiến lược nâng cấp hoạt động quản lý nhà nước (thể chế)
Chiến lược nhằm đề cao vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm soát quy trình sản xuất, chế biến và thương mại. Xác định cơ cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Dựa trên những quy định của nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của chuỗi, đảm bảo lợi ích cho các tác nhân tham gia chuỗi và tăng giá trị gia tăng toàn chuỗi (Võ Thị Thanh Lộc, 2010).