Trước và sau khi tham gia GHAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)

Nguồn: Tác giả (2016) Đối với các cơ sở giết mổ được Dự án LIFSAP hỗ trợ xây dựng nâng cấp cơ sở giết mổ, trang bị thiết bị giết mổ gia súc, thiết bị an toàn vệ sinh thú y....

Chợ thực phẩm tươi sống được đầu tư nâng cấp cải tạo đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiểu thương được đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức về ATTP.

Điểm nhấn của dự án chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ GAHP thông qua nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ôi nhiễm môi trường trong chuỗi sản phẩm chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sạch từ trang trại đến bàn ăn.

Bảng 4.1. Số lượng lợn qua các năm của huyện Triệu Sơn

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ Tổng đàn lợn Con 51.607 54.485 56.338 101,63 103,40 104,48 Lợn nái Con 20.427 22.135 22.728 108,36 102,67 105,48 Lợn thịt Con 31.180 32.350 33.610 103,75 103,89 103,82 Sản lượng thịt lợn

hơi xuất chuồng Tấn 13.472 17.342 24.213 128,72 139,62 134,06

Bảng thống kê số liệu của huyện thể hiện quy mô đàn lợn có sự tăng nhẹ qua 3 năm (2014-2016) bình quân chung là 102,51%. Biến động về số lượng đầu lợn qua từng năm: tổng số đầu lợn năm 2015 (54.485 con) tăng so với năm 2014 là 5,6% , năm 2016 so với năm 2015 tăng 3,4%. Nguyên nhân số đầu lợn tăng trở lại là do thời điểm giữa năm 2014 đến đầu năm 2016 giá lợn hơi có chiều hướng tăng cao, được chính quyền địa phương đã đưa ra các chính sách hỗ trợ chăn nuôi nên tạo động lực cho bà con phát triển chăn nuôi. Bảng số liệu cho thấy, số lượng lợn thịt chiếm khoảng 60% tổng đàn lợn nhưng có biến động theo hướng tăng dần thể hiện qua tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm là 103,82%. Trong khi đó số lượng lợn nái năm 2016 có sự tăng lên đáng kể là 593 con so với năm 2015. Theo phỏng vấn sâu các hộ GAHP cho biết do diễn biến phức tạp của giá nên các hộ GAHP nhỏ lẻ phần lớn đầu tư vào lợn nái để gây và giữ giống, ít rủi do hơn so với nuôi lợn thịt.

Bảng 4.2. Bảng số liệu số lợn, số hộ GAHP qua 3 năm tại huyện Triệu Sơn

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)

15/14 16/15 BQ

Số hộ GAHP Hộ 128 188 257 146,87 136,70 141,60

Số lượng Lợn Con 2816 6204 7967 220,17 128,41 168,20

Nguồn: UBND huyện Triệu Sơn (2016) Trong những năm đầu thực hiện Dự án tại vùng GAHP huyện Triệu Sơn gặp rất nhiều khó khăn về quy mô chăn nuôi, do chăn nuôi nông hộ nên cơ sở chuồng trại còn manh mún, cơ cấu chất lượng con giống không đảm bảo để phát triển vùng chăn nuôi mặt khác nhận thức cửa người chăn nuôi còn hạn chế. Sau 3 năm thực hiện triển khai dự án đến năm 2014 số hộ GAHP đã tăng lên 128 hộ bình quân đầu lợn trên hộ tăng lên rõ rệt đạt 22 con lợn thịt trên hộ tăng gấp đôi so với quy định khi tham gia GAHP. Từ năm 2015 đến giữa năm 2016 số đầu lợn tăng lên đáng kể tuy nhiên đến 6 tháng cuối năm 2016 giá lợn bắt đầu đi xuống do sức mua bên Trung Quốc sụt giảm dẫn đến các hộ GAHP giảm đàn đáng kể. 4.1.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn huyện

* Cơ sở giết mổ

Trên địa bàn huyện Triệu Sơn, hiện có 245 CSGM, hiện chưa có CSGM tập trung quy mô lớn. Cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện hầu hết là các cơ sở nhỏ với

công suất từ 3 đến dưới 20 con/ngày. Trong đó có 5 CSGM được Dự án LIFSAP Thanh Hóa đầu tư nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP, các cơ sở giết mổ này chủ yếu phục vụ nhu cầu trong huyện và thành phố Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)