Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Đặc điểm tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP - Tuổi bình quân

- Giới tính

- Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động

- Nguồn thu nhập chính, được phân tổ theo các tiêu thức: nguồn thu từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, trong đó phân định rõ nguồn thu từ chăn nuôi lợn) và nguồn thu từ phi nông nghiệp.

3.2.3.2. Nguồn lực và quy mô hoạt động của các tác nhân

- Các chỉ tiêu về nguồn lực sản xuất và kinh doanh: Diện tích đất chăn nuôi, quy mô vốn, số lượng và giá trị các tài sản sản xuất kinh doanh chính của các tác nhân.

- Quy mô hoạt động: số lứa lợn/năm, số lợn/lứa; số lợn giết mổ bình quân/ngày, khối lượng thịt bán lẻ bình quân/ngày.

- Thực trạng đáp ứng yêu cầu của GAHP của người sản xuất: Tỷ lệ hộ hoàn thành các tiêu chí của VietGAHP.

3.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng tiêu thụ sản phẩm

- Tỷ lệ % sản lượng lợn thịt hộ chăn nuôi VietGAHP bán cho lò mổ được dự án nâng cấp, thương lái.

- Tỷ lệ % sản lượng lợn thịt VietGAHP thương lái bán cho các lò mổ được dự án nâng cấp.

- Tỷ lệ % sản lượng thịt lợn lò mổ được dự án nâng cấp bán cho người kinh doanh tại chợ thực phẩm được dự án nâng cấp.

3.2.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong chuỗi sản xuất thịt lợn theo quy trình VietGAHP

- Giá trị sản xuất/chi phí trung gian; - Giá trị sản xuất/vốn đầu tư; - Giá trị sản xuất/lao động;

- Giá trị gia tăng/chi phí trung gian; - Thu nhập hỗn hợp/chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 57)