Giải pháp phát triển chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 109)

VietGAHP

Giải pháp về quy hoạch chăn nuôi lợn thịt

Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa phải bám sát quy hoạch ngành nông nghiệp và đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh.

Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Triệu Sơn cần theo hướng hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ và phải đặc biệt quan tâm đến việc hạn chế ô nhiễm môi trường. Tại các xã trong huyện cần quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư để chuyển các hộ, cơ sở chăn nuôi nhiều lợn tại trong khu dân cư ra khu chăn nuôi tập trung để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Tại các khu vực quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt tập trung, xa khu dân cư cần quy hoạch mặt bằng phục vụ xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm lợn thịt. Các cơ sở này sẽ tổ chức thu mua lợn do các nông hộ trang trại, gia trại chăn nuôi lợn thịt để giết mổ/chế biến và cung cấp người bán buôn, người bán lẻ hoặc tiêu dùng các sản phẩm lợn thịt qua giết mổ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và ATTP. Để thực hiện tốt công tác quy hoạch chăn nuôi lợn thịt cần có sự hỗ trợ của Nhà nước các cấp trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện; nước cho chăn nuôi. Cần tranh thủ các chính sách của Trung ương về khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt kết hợp với giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp như các chính sách ưu tiên về thuê đất, chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ khác. Tuy nhiên các tổ nhóm GAHP, tổ hợp tác cần phải liên kết mạnh hơn nữa để sản xuất thịt lợn theo chuỗi giá trị có sự điều hành của nhà nước, có sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất, dịch vụ của các hợp tác xã, tổ hợp tác, với các hộ chăn nuôi.

Bên cạnh đó, tổ hợp tác cần tăng cường sản xuất thịt sạch, an toàn, không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc; đồng thời hướng đến một số thị trường nước ngoài khácĐể khắc phục những bất cập nêu trên, thời gian tới cần thực hiện ngay một số giải pháp: Có các chính sách hỗ trợ trực tiếp và đồng bộ đối với các khâu từ tổ chức sản xuất, giết mổ, sơ chế, vận chuyển đến tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng tiêu chí hỗ trợ cụ thể, công khai; cơ chế hỗ trợ đơn giản, thuận tiện nhằm khuyến khích mãnh mẽ đầu tư tư nhân; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến, cơ sở kinh doanh.

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng về sản xuất, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm an toàn trên các phương tiện truyền thông, tờ rơi và hội nghị - hội thảo. Tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm thịt gia súc, gia cầm an toàn để người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng. Tập trung tổ chức liên kết giữa các hộ chăn nuôi tạo thành nhóm sản xuất, chi hội, hội, hợp tác xã. Liên kết giữa các nhóm sản xuất với các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ xây dựng hệ thống mã hóa, nhận diện thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ chăn nuôi đến tiêu thụ và các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi một số trang thiết bị, dụng cụ kiểm tra nhanh tại hiện trường tự giám sát một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.

a. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

Chăn nuôi lợn thịt là ngành sản xuất đã gắn liền với nông dân ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ lâu đời. Do tính chất đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp nên chăn nuôi lợn thịt ở Triệu Sơn trong những năm tới cũng đa dạng về hình thức tổ chức. Đề xuất về giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt ở Triệu Sơn, Thanh Hóa trong những năm tới như sau:

b. Chăn nuôi nhỏ trong các nông hộ

Đây là hình thức tổ chức sản xuất chiếm số lượng cơ sở chăn nuôi lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế đã chứng minh chăn nuôi nhỏ lẻ kém hiệu quả. Do vậy cần khuyến cáo các hộ nông dân không nên phát triển chăn nuôi nhỏ.

Đây là hình thức tổ chức sản xuất có tỷ suất hàng hoá lớn và sẽ là hình thức tổ chức sản xuất chiếm ưu thế trong dài hạn và là hình thức chăn nuôi khá phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay đối với người chăn nuôi ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn thịt luôn kèm theo gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường, do vậy việc quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư theo đúng quy trình VietGAHP. Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt theo các mô hình trang trại, gia trại cần kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.

d. Xây dựng tổ hợp tác/hợp tác xã

Hiện nay huyện Triệu Sơn đã xây dựng được 2 tổ hợp tác chăn nuôi làm tiền đề để thành lập Hợp tác xã chăn nuôi. Các HTX đảm nhiệm vai trò cung ứng các dịch vụ đầu vào và dịch vụ đầu tiêu thụ sản phẩm cho xã viên. Trong khâu cung ứng đầu vào, HTX đứng ra đại diện cho các thành viên HTX để liên hệ, kết nối mua chung đầu vào (giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín, như vậy sẽ tiết kiệm được một phần chi phí do không phải mua vật tư đầu vào đã thông qua nhiều cầu, cấp trung gian. Trong khâu tiêu thụ sản phẩm, HTX đứng ra đại diện cho các thành viên để liên hệ, thỏa thuận hợp đồng và bán chung đầu ra, như vậy sẽ hạn chế được tình trạng thương lái ép giá, hạn chế hiện tượng tranh bán gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

e. Phát triển các doanh nghiệp chăn nuôi lợn thịt gắn với giết mổ, chế biến tập trung

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có tiềm lực, có nguyện vọng đầu tư thành lập các DN chăn nuôi lợn thịt gắn với giết mổ/chế biến tập trung. Các DN này sẽ nắm giữ vai trò “đầu tầu”, hỗ trợ các trang trại, gia trại trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ bằng việc kết nối thị trường tiêu thụ hoặc đứng ra bao tiêu sản phẩm cho các trang trại/gia trại chăn nuôi lợn thịt. Đồng thời, các DN cũng có thể tổ chức cung ứng đầu vào chất lượng tốt cho các trang trại, gia trại.

Để hình thành được các DN này cần có các chính sách hỗ trợ các trang trại, gia trại chăn nuôi đang hoạt động chuyển đổi thành các doanh nghiệp chăn nuôi lợn thịt thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Trung ương, của địa phương hoặc hỗ trợ của các chương trình dự án tại địa phương.

f. Xây dựng liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất phát triển các mối liên kết ngang

Lợi thế của liên kết ngang nhằm tạo ra quy mô lớn hơn, tạo ra sự đồng nhất trong việc áp dụng quy trình sản xuất giữa các hộ tham gia để đảm bảo chất lượng VSATTP theo yêu cầu của thị trường, cũng như giúp người chăn nuôi giảm được chi phí đầu vào thông qua việc ký kết đặt hàng mua vật tư với số lượng lớn với các đại lý chính thức. Phát triển các mối liên kết ngang sẽ khai thác tốt hơn tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

Để tăng cường liên kết ngang trong chuỗi cần khuyến khích, hỗ trợ các hộ, trang trại, gia trại chăn nuôi lợn thịt tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác. Việc hình thành các HTX, tổ sản xuất, sẽ giúp cho các người chăn nuôi thuận lợi hơn trong việc chia sẻ với nhau về các kiến thức kỹ thuật, các kinh nghiệm quý trong chăn nuôi lợn thịt. Đồng thời, đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật từ trên xuống thông qua hệ thống khuyến nông Nhà nước hay hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT từ các chương trình, Dự án hỗ trợ phát triển.

Thông qua tổ chức HTX, các tổ hợp tác, các nhóm GAHP, người chăn nuôi sẽ liên kết lại với nhau. Đại diện HTX, đại diện các tổ hợp tác hoặc đại diện các nhóm GAHP sẽ thay mặt các chủ hộ, trang trại, gia trại chăn nuôi lợn thịt để tìm kiếm và đàm phán các hợp đồng mua chung đầu vào, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm qua đó giúp cho người chăn nuôi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuận tiện, giá cả có lợi hơn.

Mô hình phát triển các mối liên kết ngang giữa các tác nhân trong khâu sản xuất (chăn nuôi lợn thịt) được mô tả ở Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.2. Mô hình phát triển liên kết ngang trong chăn nuôi lợn thịt VietGAHP

Nguồn: Dự án LIFSAP TW (2016) Theo sơ đồ này, các mối liên kết ngang giữa các tác nhân trong khâu chăn nuôi lợn thịt được hình thành và phát triển như sau:

+ Các hộ GAHP đơn lẻ, các chủ trang trại, gia trại chăn nuôi lợn thịt cùng nhau thành lập các tổ hợp tác, các nhóm cùng sở thích để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động chăn nuôi lợn thịt (mua chung đầu vào, bán chung đầu ra, đổi công cho nhau, chia sẻ thông tin thị trường, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật mới…).

+ Các hộ GAHP đơn lẻ, các chủ trang trại, gia trại chăn nuôi lợn thịt góp vốn thành lập HTX (có thể là HTX chuyên ngành hoặc HTX dịch vụ). HTX đại diện cho các thành viên ký kết các hợp đồng mua chung đầu vào, bán chung đầu ra và thực hiện các dịch vụ cho các thành viên trong HTX cũng như ngoài HTX.

* Xây dựng và phát triển các mối liên kết dọc

Xây dựng và phát triển các mối liên kết dọc theo chuỗi giá trị từ người chăn nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó các khâu của quá trình sản xuất đều được kiểm soát nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm. Mô hình phát triển các mối liên kết dọc theo chuỗi giá trị được mô tả ở sơ đồ dưới đây.

Tổ hợp Tác Góp vốn

Hợp tác xã Hợp tác, tương

trợ lẫn nhau

Quan hệ liên kết

Quan hệ liên kết hợp tác Quan hệ hợp đồng

Sơ đồ 4.3. Mô hình phát triển liên kết dọc trong chăn nuôi lợn thịt Nguồn: Dự án LIFSAP TW (2016) Theo sơ đồ này, các mối liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi cung thịt lợn được hình thành và phát triển như sau:

+ Xây dựng liên kết ngang giữa các tác nhân trong khâu sản xuất (hộ, trang trại, gia trại, HTX, doanh nghiệp).

+ Các tác nhân trong khâu trung gian (cơ sở cung ứng giống, TĂCN, thuốc thú y, dịch vụ kỹ thuật, người thu gom, người giết mổ, chế biến, người bán lẻ) liên kết với người chăn nuôi để cung cấp đầu vào cho sản xuất, thu mua sản phẩm cho người chăn nuôi và liên kết với các tác nhân trong khâu tiêu thụ theo hợp đồng.

+ Các tác nhân trong khâu chăn nuôi liên kết với các tác nhân trong khâu tiêu thụ bằng các hợp đồng trực tiếp hoặc thông qua các tác nhân trong khâu trung gian.

Các tác nhân trong khâu sản xuất

Các tác nhân trong khâu trung gian

Các tác nhân trong khâu chế biến, tiêu thụ

Nhóm GAHP

Cơ sở cung ứnggiống, TĂCN, thuốc thú y…

Tổ Hợp Tác chăn nuôi - Cơ sở giết mổ - Cơ sở chế biến - DN thương mại HTX Chăn nuôi

Người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ

g. Giải pháp về kỹ thuật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực * Tạo nguồn cung cấp giống tốt

Hiện tại các hộ GAHP, trang trại, gia trại chăn nuôi ở Triệu Sơn có 03 nguồn cung cấp giống lợn thịt cho chăn nuôi: Một là các hộ tự sản xuất giống; Hai là mua giống từ các hộ GAHP, ba là từ công ty cổ phần giống Dân Quyền. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy nguồn giống do các hộ tự sản xuất vẫn chưa đảm bảo chất lượng, một mặt do chất lượng lợn nái giống chưa đảm bảo; mặt khác nguồn lợn thịt cũng chưa đảm bảo rõ ràng về nguồn giống. Đối với các hộ đi mua giống từ công ty giống thì cũng không nắm rõ được nguồn gốc, chất lượng con giống. Do vậy, các giải pháp đề xuất nhằm đảm bảo chủ động cung cấp giống tốt cho người chăn nuôi như sau:

+ Hình thành một số cơ sở sản xuất giống lợn tập trung trên địa bàn huyện để cung cấp lợn giống đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi. Khuyến khích, hỗ trợ các chủ trang trại, gia trại chăn nuôi lợn thịt am hiểu kỹ thuật chăn nuôi lợn giống phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại để chủ động nguồn giống cung cấp cho sản xuất cho gia trại, trang trại của mình và cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi khác trên địa bàn.

+ Phát triển cơ sở chăn nuôi đực giống chất lượng tốt để cung cấp nguồn tinh cho các cơ sở, các hộ, trang trại, gia trại chăn nuôi lợn nái. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống lợn có năng suất, chất lượng cao để phục vụ người chăn nuôi. Đồng thời, cơ quan khuyến nông huyện cần phối kết hợp chặt chẽ với trạm thú y huyện để mở các lớp tập huấn cho người chăn nuôi về kỹ thuật lựa chọn, sản xuất giống lợn.

* Tăng cường mạng lưới thú y và kiểm soát dịch bệnh

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn tại các địa bàn khảo sát đã rút ra kết luận: Công tác thú y là khâu còn yếu nên công tác này cần được củng cố, tăng cường. Giải pháp đề xuất về tăng cường mạng lưới thú y như sau:

+ Phát triển mạng lưới thú y viên thôn cấp xã và cấp thôn để đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho chăn nuôi lợn thịt, đặc biệt là ở các khu chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

+ Hỗ trợ công tác vệ sinh phòng dịch bằng việc hỗ trợ một phần kinh phí tiêm vắc xin phòng dịch cho đàn lợn, hỗ trợ một phần chi phí thuốc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh lợn, nâng cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, không “bán chạy” khi lợn nhà mình bị mắc các loại bệnh có nguy cơ lây lan, bùng phát thành đại dịch. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các thương lái đối với cộng đồng, không vì thu nhập mà mua bán đàn lợn ở vùng dịch để chuyển đi tiêu thụ ở các vùng không có hoặc chưa có dịch bệnh.

+ Thực hiện xã hội hóa công tác thú y để huy động được nhiều người có chuyên môn tham gia phòng chống dịch bệnh. Tăng cường vai trò và sự tham gia của khu vực tư nhân trong hoạt động phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn.

* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

+ Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật, chuyển giao áp dụng quy trình tiến bộ về chăn nuôi lợn thịt cho người chăn nuôi như: Tập huấn kỹ thuật chăm sóc đàn lợn theo các lứa tuổi, tập huấn kỹ thuật phối trộn thức ăn chăn nuôi phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lợn; tập huấn kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi, kỹ thuật phát hiện và phòng chống dịch bệnh.

+ Thu hút các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình khuyến nông của Trung ương, địa phương và tranh thủ nguồn vốn tài trợ từ các chương trình, dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 109)