Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
1. Số người được phỏng vấn Người 50,00
- Nữ giới % 60,00
- Nam giới % 40,00
2. Tuổi bình quân 47,80
3. Số hộ sử dụng thịt lợn làm thức ăn thường xuyên
trong gia đình Hộ 50,00
4. Nơi mua thịt lợn thường xuyên nhất
- Tại chợ LIFSAP
- Tại chợ thường
- Tại cửa hàng, siêu thị
% % % 100,00 100,00 0 0
5. Khối lượng thịt tiêu dùng của hộ bình quân/ngày Kg 0,40
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Thịt lợn là thực phẩm thân thuộc với bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình Việt. Có 11 loại thịt, xương được phân loại từ một con lợn dễ dàng cho người dân chọn lựa. Thịt lợn cũng có rất nhiều cách chế biến và dễ chế biến hơn nữa giá cả lại phải chăng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Qua khảo sát 50 hộ tiêu dùng ở các xã Nông Trường thì 70% các hộ thường xuyên sử dụng thịt lợn cho bữa ăn hàng ngày, có thể thay thế bằng các thực phẩm khác như: gà, cá, thịt bò, hải sản… nhưng nhìn chung là thịt lợn vẫn chiếm ưu thế và được lặp lại nhiều nhất trong các bữa ăn. Bình quân một gia đình hàng ngày sẽ dùng 0,3- 0,5kg thịt lợn, và loại thịt được ưa chuộng nhất là thịt thăn và ba chỉ. Trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 35 xã và 1 thị trấn đều có ít nhất một khu vực họp chợ chính và một vài chợ cóc nhỏ lẻ trong khu dân cư đều cung cấp sản phẩm thịt lợn nên người dân rất dễ dàng tìm kiếm. Khảo sát một số chợ trên địa bàn cho thấy số quầy bán thịt lợn luôn chiếm ưu thế, khối lượng thịt bán nhiều hơn và lượng khách cũng nhiều hơn các quầy bán thịt gà, bò,…
Tuy nhiên, ngày nay người tiêu dùng cũng đã cẩn trọng và có yêu cầu cao hơn về chất lượng và nguồn gốc loại thực phẩm mà mình sẽ sử dụng. Một phần
do công tác kiểm dịch đối với các loại thực phẩm ở các chợ nhỏ lẻ chưa có, thêm vào đó trên địa bàn lại chưa có hệ thống bán lẻ chính thống như siêu thị nên người dân phải tự tìm cách mua được thực phẩm tốt. Đây là điểm cần lưu ý cho các cơ quan chức năng trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm để người mua có thể yên tâm và người bán vẫn giữ được lượng bán nhiều nhất có thể đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát.
4.2.3. Hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các tác nhân 4.2.3.1. Phân tích chuỗi giá trị kênh 1 4.2.3.1. Phân tích chuỗi giá trị kênh 1
a. Hộ GAHP
Nguồn: Tác giả (2016) Kênh tiêu thụ 1 là kênh tiêu thụ thịt từ người chăn nuôi đến CSGM LIFSAP tại xã, người tiêu dùng trực tiếp chiếm khoảng 40,81% tổng sản lượng thịt hơi. Đây cũng là kênh tiêu thụ đặc trưng với các chợ trong vùng GAHP. Mặc dù quy trình chăn nuôi của các hộ GAHP yêu cầu rất cao và nghiêm ngặt. Tuy nhiên, giá bán cũng không cao hơn đáng kể cũng có khi là bằng nhau so với thịt lợn không GAHP. Người tiêu dùng chưa có sự phân biệt rõ rệt giữa thịt lợn GAHP và không GAHP dẫn đến khâu bán hàng rất khó khăn khi cùng bán 2 loại sản phẩm trong 1 khu chợ.
Trong chi phí trung gian, chi phí giống và thức ăn chiếm tỷ trọng rất cao (88,66%). Các hộ GAHP chủ yếu tự sản xuất con giống nên chi phí con giống được giảm nhẹ chiếm 18,66%. Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm hơn 70% chi phí trung gian nên những hộ mua thức ăn hoàn toàn có chi phí đầu tư lớn hơn những hộ có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp. Kết quả trong bảng thì giá trị sản xuất tạo ra trên 1000đ chi phí trung gian (GO/IC) là 128 đồng, thu nhập hỗn hợp được tạo ra tương ứng là 28 đồng. Như vậy hiệu quả kinh tế thu được từ chăn nuôi lợn là tương đối cao. Giá trị gia tăng được tạo ra cho 100kg hơi khá lớn là 975,2
Hộ GAHP chăn nuôi Người tiêu dùng
GO:4381,00 IC:3405,08 VA:975,2 %VA: 79,06 GO:4712,88 IC:4454,69 VA:258,19 %VA:20,93 CS Giết mổ LIFSAP,bán lẻ
ngàn đồng. Do chu kỳ sản xuất được rút ngắn một chu kỳ chăn nuôi bình quân 121,7 ngày và do một lao động làm việc 6h/ngày tạo ra sản lượng thịt xuất chuồng trung bình 2214kg/lứa.