Định hướng phát triển chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 108 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp phát triển chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình

4.3.1. Định hướng phát triển chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình

VietGAHP đến năm 2020

Các định hướng phát triển chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới là:

+ Hạn chế phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ, khuyến khích thúc đẩy phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp để khai thác tối đa tính kinh tế nhờ quy mô.

+ Phát triển chuỗi giá trị thịt lợn ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ an toàn sinh học về giống, thức ăn, vệ sinh thú y, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh để đạt hiệu quả cao.

+ Chăn nuôi lợn thịt luôn kèm theo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, do vậy việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn phải có các giải pháp đồng bộ để xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nước.

+ Xu hướng tiêu dùng ngày càng hướng tới các sản phẩm thịt lợn qua chế biến thay thế cho tiêu dùng tươi sống do vậy, cần phải đầu tư phát triển công

nghệ chế biến sau giết mổ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

+ Thúc đẩy liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện, phát triển hình thức tiêu thụ sản phẩm thịt lợn thông qua hợp đồng nhằm nâng cao trách nhiệm và ràng buộc lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi cũng như phân phối hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 108 - 109)