Bài học kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 43)

VietGAHP

VietGAHP là bước đi đúng đắn để phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hiện đại, bền vững, hiệu quả, áp dụng VietGAHP cần phải có các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật, kinh tế và tổ chức; sự quan tâm của nhà nước góp phần tạo nên sự thành công trong phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP; đào tạo, tập huấn nâng cao hiểu biết về VietGAHP; cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và tổng kết thực tiễn để hoàn thiện quy trình (Dự án LIFSAP TW, 2016).

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, việc xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn là giải pháp yêu cầu tất cả các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, tuân thủ quy định về hội nhập quốc tế, gia tăng xuất khẩu, an sinh xã hội, cơ sở để thực hiện hiệu lực, hiệu quả, luật pháp về ATTP, đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng. Việc triển khai mô hình kiểm soát theo chuỗi là chia sẻ rủi ro và trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp trong sản xuất thực phẩm, cùng nhau thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm (Dự án LIFSAP TW, 2016).

Một trong những nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được quy định

Luật an toàn thực phẩm (Điều 3) đó là "quản lý an toàn thực phẩm phải được

thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm". Để tuân thủ nguyên tắc này cần phải kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất. Do đó, việc xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm soát an toàn thực phẩm theo quy định trong Luật An toàn thực phẩm.

Xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn "từ trang trại đến bàn ăn" là một giải pháp có tính đột phá và bền vững để quản lý tốt chất lượng, an toàn thực phẩm, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để triển khai rộng rãi các mô hình quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi, trước hết cần triển khai xây dựng thí điểm thử nghiệm, sau đó đánh giá hiệu quả, tác động đến vấn đề kinh tê và xã hội rồi mới phát triển đồng bộ trên phạm vi cả nước. Việc xây dựng và phát triển chuỗi an toàn thực phẩm với lộ trình phù hợp trên

một hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, sẽ tạo sự tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe của chính mình và cho cả cộng đồng (Dự án LIFSAP TW, 2016).

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Triệu Sơn nằm trong vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hoá, có vị trí tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng và miền núi.

Có toạ độ địa lý: 19052, đến 20002, Vĩ độ bắc 105024, đến 105042, Kinh độ đông Vị trí tiếp giáp: - Phía Đông giáp huyện Đông Sơn;

- Phía Tây giáp huyện Thọ Xuân và Thường Xuân; - Phía Nam giáp huyện Như Thanh và Nông Cống; - Phía Bắc giáp Thiệu Hoá và Thọ Xuân.

Có diện tích tự nhiên 289, 64 km2 bằng 2,62% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân

số 198.190 người, chiếm 6% dân số cả tỉnh.

Là huyện trọng điểm lúa, thuần nông với 35 xã, 01 thị trấn huyện, trong đó 4 xã miền núi, 32 xã, thị trấn đồng bằng và vùng đồi. Huyện. Thị trấn Giắt cách thành phố Thanh Hoá 20 km về phía Tây, cách khu đô thị Công nghiệp Mục Sơn - Lam Sơn 16 km về phía Đông Nam, huyện không nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, khó khăn trong thu hút vốn đầu tư phát triển, không phải là điểm dừng chính của sự giao lưu trong tỉnh. Cũng như các huyện đồng bằng trong tỉnh, Triệu Sơn thường bị ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới với cường độ lớn, của gió Tây - Nam khô nóng ảnh hưởng đến nông nghiệp và đời sống dân cư (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu

Triệu Sơn tiếp giáp với các huyện miền núi Thường Xuân, Như Thanh ở phía Tây - Nam; vì vậy huyện có địa hình đa dạng, bề mặt lãnh thổ có độ dốc nghiêng từ Tây Nam xuống Đông- Bắc và chia làm hai vùng rõ rệt như sau:

- Vùng Trung du - Miền núi: Gồm các xã Bình Sơn, Thọ Bình, Thọ Sơn, Triệu Thành; có diện tích tự nhiên 5829,51 ha, chiếm 20,0% DTTN toàn huyện,

có độ cao trung bình là 70-80m (so với trung bình mặt nước biển); nơi cao nhất là núi Nưa với đỉnh cao nhất 535m;

- Địa hình vùng Đồng bằng, đồi thấp gồm các xã còn lại trong vùng trọng điểm lúa của huyện, tỉnh . Có diện tích tự nhiên 23134,68 ha; đặc điểm của vùng này là xen giữa các cánh đồng bằng phẳng có các gò đồi và núi đá độc lập; có một số vùng trũng cục bộ thường bị úng khi có bão lụt.

Triệu Sơn thuộc vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hoá trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng; mùa Đông lạnh ít mưa. Nhìn chung khí hậu thời tiết khá phù hợp cho sinh trưởng, phát triển cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.700 mm, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này chiếm tới 85,5% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mưa lớn nhất 1.030 mm vào tháng 9. Các cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió lớn nhất trong bão: 40 m/giây; gió mùa Đông Bắc có khi đạt tới 25 m/giây; Bão thường kéo theo mưa rất lớn (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

Những ảnh hưởng của mưa, gió bão gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. 3.1.1.3. Tình hình đất đai, tài nguyên nước

* Tài nguyên đất

Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá đối với ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt và chăn nuôi. Huyện Triệu Sơn là một vùng bán sơn địa vùng đồi thấp rất thuật tiện trong công tác chăn nuôi ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Tuy nhiên bản báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hoá đất, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, thiếu nước và ô nhiễm nước, mất đa dạng sinh học (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

Các yếu tố hình thành đất, các quá trình hình thành và biến đổi, các tính chất hiện tại của đất là cơ sở phân loại đất cho huyện Triệu Sơn theo FAO - UNESCO. Căn cứ vào kết quả thực hiện Dự án Điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện Bản đồ đất phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường tỉnh Thanh Hóa. (Xem bảng phân loại đất).

Bảng 3.1. Phân loại đất huyện Triệu Sơn năm 2016

TT Tên Việt Nam Diện tích(ha)

1 Đất phù sa 14422,61

- Đất phù sa glây 2026,91

+ Đất phù sa glây trung tính ít chua 1250,65

+ Đất phù sa glây chua 776,26 - Đất phù sa có tầng đốm gỉ 12395,70 + Đất phù sa có tầng đốm gỉ trung tính ít chua 4073,81 + Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua 2257,91 + Đất phù sa có tầng đốm gỉ glây nông 4487,98 + Đất phù sa có tầng đốm gỉ kết von nông 1576,0 2 Đất xám 3811,93 - Đất xám feralit 3811,93 + Đất xám feralit điển hình 3660,56 + Đất xám feralit đá nông 14,55

+ Đất xám feralit kết von nông 136,82

3 Đất đen 2084,85

- Đất đen điển hình 2084,85

+ Đất đen điển hình đá lẫn nông 2084,85

Nguồn: UBND huyện Triệu Sơn (2016) Qua bảng trên cho thấy huyện Triệu Sơn có 3 nhóm đất chính với 4 đơn vị đất và 10 đơn vị phụ đất như sau:

* Đất phù sa (P) - Fluvisols (FL): Diện tích 14422,61 ha được chia thành các đơn vị đất và đơn vị phụ đất như sau:

* Đất phù sa glây (Pg) - Gleyic Fluvisols (FLg): diện tích 2026,91 ha. Trong đó:

- Đất phù sa glây trung tính ít chua (Pg) - Eutri Gleyic Fluvisols (FLge ): diện tích 1250,65 ha.

- Đất phù sa glây chua (Pgc) - Dysrtri Gleyic Fluvisols (FLgd): diện tích 776,26 ha.

* Đất phù sa có tầng đốm gỉ (Pr) - Cambic Fluvisols (FLb): diện tích 12395,70 ha. Trong đó:

- Đất phù sa có tầng đốm gỉ trung tính ít chua (P e) - EutriCambic Fluvisols

(FLbe): diện tích 4073,81 ha.

- Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua (Prc) - Dystri Cambic Fluvisols (FLbd):

diện tích 2257,91 ha.

- Đất phù sa có tầng đốm gỉ glây nông (Prgl) - Epigleyi Cambic Fluvisols

(FLbgl): diện tích 4487,98 ha.

- Đất phù sa có tầng đốm gỉ kết von nông (Prfel) - Epiferri Cambic

Fluvisols (FLbfel): diện tích 1576,0 ha.

* Đất xám (X)- (Acrisols) ký hiệu AC: Diện tích 3811,93 ha được chia thành các nhóm phụ như sau:

* Đất xám feralit (Xr) - Ferralic Acrisols (ACr) :Diện tích 3811,93 ha.

- Đất xám feralit điển hình (Xfh) - Hapli Ferralic Acrisols (ACfh):Diện tích

3660,56 ha.

- Đất xám feralit đá nông (Xfdl) - Epilithi Ferralic Acrisols (ACfll): Diện tích 14,55 ha.

- Đất xám feralit kết von nông (Xrfel) - Epilithi Ferralic Acrisols (ACffel):

Diện tích 136,82 ha.

* Đất đen (R)- Luvisols(LV): Diện tích 2084,85 ha. Đơn vị là:

* Đất đen điển hình (Rh) - Haplic Luvisols(LVh): Diện tích 2084,85 ha, đơn vị phụ là :

- Đất đen điển hình đá lẫn nông (Rhdl) - Epilithi Haplic Luvisols(LVh-ll):

Diện tích 2084,85 ha.

* Đánh giá chung về tài nguyên đất

Các loại đất phù sa chủ yếu được sử dụng trồng lúa và một số cây hoa màu khác như lạc, đậu tương, ngô, đạt trên 10.000 ha.

Nhóm đất xám phân bố chủ yếu ở nơi có địa hình đồi núi có độ dốc lớn nên phần lớn diện tích được sử dụng trồng rừng, cây lâu năm lấy gỗ. Một số diện tích còn lại được sử dụng trồng các cây công nghiệp như mía, sắn, chè.

Trên cơ sở đó góp phần phân vùng, quy hoạch bố trí sử dụng hợp lý tài nguyên đất và phân bố lao động; bố trí các loại cây trồng và chăn nuôi; có biện pháp phòng chống xói mòn, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái và cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của các loại đất, có biện pháp canh tác thích hợp với từng loại đất và sử dụng đất hiệu quả mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

* Tài nguyên nước

- Nước mặt: Với hệ thống sông suối tự nhiên cùng với các hồ chứa nước, các kênh tưới; lượng mưa lại lớn, nguồn nước mặt khá dồi dào. Hàng năm, tổng

lượng nước do dòng chảy sông ngòi cung cấp trung bình 1 tỷ m3, trong đó nước

do mưa sinh ra trên địa phận trên dưới 400 triệu khối, nếu được điều tiết có thể thoả mãn nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống. Việc khai thác nước mặt còn gặp nhiều khó khăn do nguồn nước phân bố không đều giữa các mùa trong năm và các vùng trong huyện. Mùa mưa mưa tập trung, phía Tây Nam huyện là đồi núi, nhất là núi Nưa, độ dốc lớn thường gây lũ lụt, ngập úng. Mùa khô do có nước kênh Nam, nên chỉ thiếu nước ở vùng đồi núi và một số chân đất cao nằm rải rác toàn huyện. Muốn khai thác có hiệu quả phải đầu tư mở rộng và xây dựng nhiều hơn các hồ đập, ao, đầm... để chứa nước kết hợp với nuôi cá nước ngọt.

Ngoài ra, 41 hồ đập lớn nhỏ, diện tích chiếm đất gần 450 ha có tác dụng tạo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân, tạo cảnh quan môi trường và điều hoà khí hậu.

- Nước ngầm: Qua thăm dò ở một số xã của huyện cho thấy nguồn nước ngầm không phong phú lắm, phân bố không đều và chưa bị ô nhiễm (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Về kinh tế 3.1.2.1. Về kinh tế

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (giá 2010) ước đạt 5.455 tỷ đồng, bằng 55,9% kế hoạch, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%; công nghiệp - xây dựng tăng 20,5%, dịch vụ tăng 15,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 25,5%, giảm 3,2%; công nghiệp - xây dựng chiếm 40,5%, tăng 2,6%; dịch vụ chiếm 34%, tăng 0,6% so với cùng kỳ (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định; giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 1.113,6 tỷ đồng, bằng 65,9% kế hoạch, tăng 3,2% so với cùng kỳ.

Diện tích gieo trồng vụ đông xuân đạt 16.258,2 ha, vượt 2,9% kế hoạch, giảm 0,1% so với cùng kỳ. Mặc dù thời tiết rét đậm, rét hại và mưa lớn làm chết rét và ngập úng nhiều diện tích lúa nhưng vụ chiêm xuân tiếp tục được mùa lớn, năng suất lúa ước đạt 70 tạ/ha (tăng 3,7 tạ/ha so với cùng kỳ); tổng sản lượng lương thực vụ đông xuân ước đạt 81 nghìn tấn, tăng 3,8 nghìn tấn so với cùng kỳ. Sản xuất vụ mùa đang được tập trung chỉ đạo, đã giải phóng 80%, gieo cấy được 20% diện tích lúa vụ mùa toàn huyện (tính đến hết 20/6). Áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất lúa có chuyển biến: 6 tháng đầu năm, có thêm 4 máy cấy, 7 cơ sở sản xuất mạ khay vào hoạt động, nâng tổng số máy cấy của huyện lên 24 máy và 25 cơ sở sản xuất mạ khay, đảm bảo cấy trên 2.000 ha/vụ; đến nay toàn huyện có 72 máy gặt đập liên hợp, cùng với số máy gặt từ nơi khác, đảm bảo thu hoạch khoảng 80% diện tích lúa. Bước đầu đã chuyển đổi 130,4 ha lúa sang trồng cây khác và nuôi trồng thủy sản; duy trì 179,5 ha cánh đồng mẫu lớn; tiếp tục sản xuất rau an toàn tại 3 xã: Tiến Nông, Minh Châu và Dân Lý quy mô 9 ha (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

Chăn nuôi phát triển ổn định; theo điều tra 01/4/2016, tổng đàn trâu, bò giảm 1,08%, đàn lợn tăng 1,32%, đàn gia cầm giảm 8,7% so với cùng kỳ. Công tác quản lý giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm được tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo; hoàn thành công tác tiêm phòng đợt 1 và đứng trong tốp đầu của tỉnh; 6 tháng đầu năm không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

Lâm nghiệp phát triển ổn định: bảo vệ, khoanh nuôi, trồng bổ sung rừng phòng hộ 1.329 ha; chăm sóc, bảo vệ, khai thác 2.797 ha rừng sản xuất (trong đó diện tích trồng mới rừng sản xuất tập trung 20 ha). Thực hiện tốt công tác PCCCR 6 tháng đầu năm 2016, đến nay chưa xảy ra cháy rừng. Sản xuất thủy sản tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 32,1 tỷ đồng, bằng 52,3% kế hoạch, tăng 15,8% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 827 tấn, tăng 15,2% so với cùng kỳ, trong đó nuôi trồng ước đạt 799 tấn, tăng 15,5% (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

Chương trình xây dựng NTM tiếp tục được quan tâm chỉ đạo; 6 tháng đầu năm, bình quân mỗi xã đạt 14,4 tiêu chí, tăng 0,8 tiêu chí so với cuối năm 2015. Xã Minh Sơn đã tổ chức công bố xã đạt chuẩn NTM. Đã triển khai chương trình hỗ trợ của tỉnh năm 2016 với kinh phí hỗ trợ 25.482 triệu đồng.

Công tác quản lý vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, đã triển khai đợt cao điểm hành động năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn huyện. Đã kiểm tra, phân loại 58 cơ sở, trong đó có 36 cơ sở xếp loại A (chiếm 62,1%), 18 cơ sở xếp loại B (chiếm 31%), 4 cơ sở xếp loại C (chiếm 6,9%); lấy 20 mẫu (5 mẫu cám, 12 mẫu rau và 3 mẫu thịt lợn) để kiểm tra, phân tích chất lượng, sử dụng 16 que thử nhanh kiểm tra Salbutamol trong nước tiểu lợn, tất cả cho kết quả âm tính. Chỉ đạo chuyển đổi các HTXNN sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012, đến ngày 15/6 đã có 4 xã hoàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 43)