Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của hộ GAHP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 71)

ĐVT: Triệu đồng

Hạng mục

Quy mô chăn nuôi Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Chung (%)

Chi phí xây dựng chuồng trại, dàn

làm mát 53,87 80,8 210,5 74,71

Chi phí mua máy bơm, máng ăn,

uống nước 2,07 5,62 25,3 7,00

Hệ thống xử lý chất thải 10,59 12,57 13,46 12,38

Tổng 66,53 78,61 228,43 94,09

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Theo số liệu khảo sát, chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 20 con) trên địa bàn huyện vẫn còn tương đối cao, chiếm tỷ lệ 53,91%. Hộ GAHP quy mô vừa (từ 20 đến 40 con) trong những năm gần đây phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ 37,51%; còn lại là những hộ GAHP quy mô lớn (trên 40 con) chỉ chiếm tỷ lệ 8,58%.

Chăn nuôi theo quy mô nhỏ và vừa các chăn nuôi tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, phụ phẩm nông nghiệp và tự pha trộn cám. Cách thức này mất thời gian, công sức và không đáp ứng đủ khẩu phần dinh dưỡng cho đàn lợn dẫn đến tăng trọng chậm. Một số hộ GAHP tuy chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa cũng vừa kết hợp tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, vừa đầu tư vào thức ăn công nghiệp, mang lại hiệu quả cao. Đối với hộ GAHP quy mô lớn, hộ GAHP sử dụng thức ăn hỗn hợp, cho ăn cám công nghiệp đem lại giá trị cao, thời gian nuôi ngắn mặc dù chi phí thức ăn cao hơn song mức tăng của chi phí lại nhỏ hơn mức tăng giá trị sản xuất, do vậy thu nhập cao hơn, hiệu quả kinh tế đảm bảo hơn. Chăn nuôi quy mô lớn chiếm tỷ lệ nhỏ do chi phí đầu tư ban đầu lớn và tỷ lệ rủi ro trong sản xuất cao. Tuy nhiên, đối với các hộ GAHP lợn thịt theo quy mô vừa và nhỏ dễ linh động trong tiêu thụ giảm rủi ro, khả năng tái cơ cấu đàn lớn.

Đồ thị 4.1. Quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Cơ cấu sử dụng giống: Cơ cấu giống lợn trên địa bàn huyện được chia thành 3 nhóm chính bao gồm: lợn nội, lợn lai và lợn ngoại. Tỷ lệ hộ sử dụng giống chất lượng cao như lợn siêu nạc, lợn CP…vẫn còn tương đối thấp, chỉ chiếm 10%; trong khi đó, tỷ lệ sử dụng giống lợn nội, lợn địa phương chiếm 17% và tỷ lệ hộ sử dụng giống lợn lai 3/4 máu ngoại lên tới 2 9 % còn lại là giống lai F4; F5 chiếm 50%. 11% 50% 29% 10% Lợn siêu nạc Lợn Lai Lợn lai 3 máu Lợn nội

Đồ thị 4.2. Cơ cấu sử dụng giống lợn

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Theo kết quả điều tra, tỷ lệ hộ GAHP tự sản xuất giống chiếm 75% số hộ được khảo sát, số hộ mua giống từ các trang trại chăn nuôi và các hộ GAHP khác chiếm tỷ lệ 20% và số hộ mua giống từ các công ty giống chỉ chiếm 5%, còn lại

8,58%

37,51% Quy mô nhỏ

Quy mô vừa Quy mô lớn 53,91%

là mua giống từ các nguồn khác. Mặc dù, nhu cầu sử dụng giống chất lượng cao đang có xu hướng ngày càng tăng; tuy nhiên, nguồn cung cấp giống lợn chất lượng cao còn khá hạn chế và giá giống cao hơn nhiều so với giá giống lợn lai.

74% 5%

20%

1%

Tự sản xuất giống Công ty giống

Từ hộ/ hộ GAHP khác Khác

Đồ thị 4.3. Tỷ lệ nguồn cung cấp giống cho hộ GAHP

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Hộ tự sản xuất giống chiếm tỷ lệ cao là do hầu hết các hộ quy mô nhỏ và vừa đều nuôi thêm một đến hai lợn nái để chủ động nguồn giống, giảm chi phí cho chăn nuôi; các hộ quy mô vừa cũng một phần chủ động tự sản xuất giống; phần còn lại sẽ đi mua các hộ GAHP trong nhóm, các hộ sản xuất giống hoặc từ các trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, các hộ có sự lựa chọn khác nhau về nơi cung cấp con giống xuất phát từ trao đổi giữa các cuộc hội họp nhóm.

*Tài sản phục vụ cho chăn nuôi của các hộ GAHP

Diện tích chuồng nuôi bình quân của các hộ là 210m2 và đã có một vài hộ

mở rộng quy mô lên đến trên 500m2. Trong các nhóm hộ, diện tích chuồng nuôi

của nhóm hộ có quy mô chăn nuôi lớn bình quân là 300,21m2, nhóm hộ TB có

nguồn thu chính từ chăn nuôi thì diện tích chuồng là 220,12m2, và nhỏ nhất là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 71)