Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 25 - 29)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng

Cũng như bất kì một sản phẩm, một loại hình DL nào, DLCĐ ra đời, tồn tại và phát triển cần đảm bảo cả hai yếu tố cung và cầu. Theo đó, điều kiện phát triển DLCĐ cần hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản cần thiết, bao gồm: nhu cầu của KDL, TNDL, nguồn nhân lực DL địa phương, CSVCKT DL, khả năng tiếp cận điểm đến, chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ và công tác xúc tiến, quảng bá DLCĐ.

1.3.1. Nhu cầu của khách du lịch

Nhu cầu của KDL là điều kiện quan trọng đối với phát triển DLCĐ. KDL chính là nguồn cầu đảm bảo cho DLCĐ hoạt động và phát triển. Nhu cầu của KDL

đi của du khách. Đa số KDL tìm đến các điểm DLCĐ với mong muốn tìm hiểu, khám phá những nét đẹp văn hóa, con người và vùng đất nơi họ đến. DLCĐ là điều kiện để du khách cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân bản địa, được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày như chính người dân nơi đó. Một số khách vì mục đích thăm quan, nghiên cứu hay kết hợp với chuyến công tác, thăm thân… Dù là mục đích nào thì mọi du khách đều mong muốn nhu cầu của mình được đáp ứng, thỏa mãn một cách cao nhất, hoàn hảo nhất.

Nhu cầu của du khách sẽ quyết định đến sự lựa chọn điểm đến của họ. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của các thị trường khách rất quan trọng, từ đó, các điểm DL, các công ty, các địa phương sẽ có định hướng đúng đắn, phù hợp nhằm thu hút khách. Có thể thấy rằng, nhu cầu lớn nhất của du khách khi đến với các điểm DLCĐ là tìm hiểu về con người, văn hóa, thiên nhiên nơi họ đặt chân đến nên điều quan trọng nhất ở các điểm DLCĐ phải là giữ gìn, bảo lưu được những nét đẹp nguyên bản, vốn có của vùng đất ấy, phát triển phải đi đôi với bảo tồn. Những nơi càng đặc sắc, độc đáo, nguyên bản thì càng thu hút sự tò mò, khám phá của du khách.

1.3.2. Tài nguyên du lịch

TNDL là điều kiện tất yếu, là cơ sở hình thành nên một điểm DL. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. TNDL của một điểm DLCĐ là phong tục tập quán, là những nét đẹp văn hóa, con người, ẩm thực… và vẻ đẹp tự nhiên của vùng đất ấy. TNDL càng phong phú, mới lạ thì càng có sức cuốn hút, hấp dẫn lớn với du khách. Trong quá trình phát triển, các điểm DLCĐ cần có những định hướng khai thác đúng đắn để vừa bảo vệ được nguồn TNDL vừa phát triển DL một cách hợp lý, hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững.

1.3.3. Nguồn nhân lực địa phương

Điểm khác biệt lớn nhất của DLCĐ đối với các loại hình DL khác chính là sự tham gia, làm chủ và đem lại lợi ích lớn nhất cho CĐĐP. Theo đó, nguồn nhân lực địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển DLCĐ tại chỗ và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ DL địa phương là vấn đề đặt ra đối với mỗi mô hình DLCĐ. Chất lượng dịch vụ DL phụ thuộc lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Trong khi đó, ở các địa phương, lao động phổ thông là chủ yếu. Số lượng lao động qua đào tạo về DL còn ít. Người dân phục vụ du khách phần lớn dựa trên kinh nghiệm tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, để phát triển DLCĐ một cách hiệu quả và lâu dài, việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực địa phương, trao dồi các kỹ năng phục vụ DL, nâng cao khả năng ngoại ngữ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân… là việc làm cần được quan tâm hàng đầu.

1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

CSVCKT phục vụ DL là một trong những điều kiện cần có đảm bảo phát triển DLCĐ. Đó là những điều kiện thiết yếu về điện, nước, đường xá, cơ sở vật chất phục vụ ăn ở, đi lại, vui chơi giải trí… đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn của du khách. KDL tìm đến các điểm DLCĐ thường không đòi hòi cao về CSVCKT. Nói như vậy không đồng nghĩa với việc yếu tố CSVCKT bị coi nhẹ mà ở những điểm phát triển DLCĐ, CSVCKT hướng đến đặc tính thân thuộc, đơn giản và gần gũi với cuộc sống người dân địa phương. CSVCKT có mối quan hệ mật thiết với TNDL. Nếu như CSVCKT độc đáo, mới lạ thì nó sẽ thu hút sự quan tâm, tìm đến của du khách và vì thế, nó trở thành TNDL hấp dẫn. Vì vậy, đây là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua để phát triển một mô hình DLCĐ.

1.3.5. Khả năng tiếp cận điểm đến

Khả năng tiếp cận điểm đến cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự lựa chọn điểm đến của du khách. Nếu một điểm DL tuy không mấy hấp dẫn nhưng nằm ở vị trí thuận lợi, có thể tiếp cận bằng nhiều phương tiện khác nhau, lại ở vị trí kết nối với các điểm DL khác, chắc chắn sẽ thu hút du khách hơn so với các điểm

có TNDL hấp dẫn nhưng vị trí tiếp cận khó, lại trái tuyến. Đối với loại hình DLCĐ, nước ta hiện nay đang khai thác chủ yếu ở những làng quê, vùng sâu vùng xa - nơi có điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng có tài nguyên tự nhiên trù phú, nét đẹp văn hóa đặc sắc. Do đó, khả năng tiếp cận điểm đến đã và đang là vấn đề gây cản trở lớn đối với sự phát triển của nhiều điểm DLCĐ. Vì vậy, để xây dựng một điểm DLCĐ ở địa phương nào đó, ngoài những yếu tố cần thiết thì vị trí điểm đến cần phải được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định thực hiện.

1.3.6. Chính sách phát triển du lịch

Bên cạnh đó, chính sách phát triển DL cũng là điều kiện thúc đẩy DLCĐ hình thành và phát triển. Các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DL đối với từng địa phương sẽ là nguồn động lực, tạo hứng khởi ban đầu để CĐ cư dân tin tưởng, tham gia phục vụ DL. CĐĐP hầu hết là nông dân, là những người nghèo khó, trình độ thấp, vì vậy để vận động họ làm DL đòi hỏi phải có những định hướng rõ ràng. Bởi lẻ, phát triển DLCĐ không đơn thuần là đem lại lợi ích cho người dân địa phương mà hơn hết là quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến với thế giới thông qua DL. Chính vì vậy, sự chỉ đạo, định hướng đúng đắn, kịp thời của các cấp thông qua các chính sách phát triển DL cũng như sự giúp sức về vốn, về CSVCKT, về kinh nghiệm phát triển DLCĐ là vấn đề rất quan trọng đối với việc phát triển DLCĐ ở các địa phương trên cả nước.

1.3.7. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Ngoài ra, một điều kiện cần thiết, là chất xúc tác quan trọng đối với một điểm DL nói chung và điểm DLCĐ nói riêng là công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến. Một điểm DL, mặc dù có sức hấp dẫn lớn, tài nguyên độc đáo, đặc sắc nhưng không được xúc tiến đúng hướng, quảng bá rộng rãi sẽ khó thu hút được sự quan tâm, chú ý của du khách. Ngày nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, nhiều điểm DL tận dụng sức mạnh này tạo sự lan tỏa rộng khắp và gây được hiệu ứng lớn đã đem lại hiệu quả đáng kể, mang hình ảnh điểm đến đến với du khách một cách sinh chân thực, sống động nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số nơi

đã lạm dụng phương thức này để quảng cáo một cách thiếu văn minh, thiếu sự trung thực ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, chiến lược xúc tiến, quảng bá là công cụ hữu hiệu, là phương tiện vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một điểm đến DL, vì vậy các nhà quản lý, những người làm du lịch cần nắm bắt, sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất.

Trên đây là 7 điều kiện cơ bản đảm bảo một mô hình DLCĐ hình thành, tồn tại và phát triển. Có thể một số mô hình sẽ không hội tụ đầy đủ các điều kiện này hoặc chỉ đảm bảo ở một số điều kiện nào đó. Tuy nhiên, với mục đích cuối cùng là hướng đến việc phát triển DL bền vững thì đòi hỏi các điểm DL đã, đang và sẽ trở thành điểm DLCĐ cần phải cân nhắc, vạch rõ định hướng, chiến lược đúng đắn để mô hình DLCĐ được xây dựng vững chắc và đảm bảo sự lâu dài, làm nền tảng tốt cho những hoạch định tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)