Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại xã Cẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 82 - 88)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh

2.3.5. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại xã Cẩm

Cẩm Thanh

Để đánh giá mức độ tham gia của CĐĐP vào hoạt động DL xã Cẩm Thanh, tác giả thực hiện khảo sát người dân địa phương tại 3 thôn: Vạn Lăng, Thanh Tam Đông và Tam Đông bằng hình thức phát phiếu kết hợp phỏng vấn sâu. Lý do chọn 3 thôn này trong tổng số 8 thôn của xã Cẩm Thanh vì đây là 3 thôn tiêu biểu, có hoạt động DL diễn ra sôi nổi và được nhiều du khách biết đến. Số phiếu phát ra là 300 phiếu, ứng với mỗi thôn là 100 phiếu. Kết quả thu về có 288 phiếu hợp lệ, 12 phiếu không hợp lệ, chủ yếu là do chưa điền đầy đủ thông tin. Mức độ tham gia của CĐĐP được đánh giá thông qua ba hoạt động chính, đó là hoạt động BVMT và TNDL, tham gia vào phát triển các hoạt động DL và hoạt động quảng bá DL tại địa phương. Để đo lường mức độ tham gia của CĐ, tác giả sử dụng thang đo 7 bậc của Pretty đi từ mức độ thấp nhất là thụ động đến thông tin, tư vấn, khuyến khích, chức năng, tương tác và mức độ cao nhất là chủ động.

 Hoạt động BVMT và TNDL

- Các hoạt động BVMT và TNDL của CĐ cư dân xã Cẩm Thanh

Ý thức BVMT và TNDL của người dân Cẩm Thanh được thể hiện qua các hoạt động sau:

+ Người dân nơi đây ý thức được tác hại của rác thải đối với môi trường sinh thái tại Rừng dừa, do đó họ chủ động dọn dẹp, thu gom rác thải, vớt bẹ dừa trôi nổi trên sông để giải quyết ô nhiễm môi trường tại chỗ và hạn chế ô nhiễm vùng biển… Cẩm Thanh đưa ra quy định mỗi năm chỉ được thu hoạch lá dừa hai lần vào tháng 2, tháng 7 với mỗi lần ba lá/cây. Thực trạng Rừng dừa bị thu hẹp do khai thác bừa bãi, tùy tiện trước đó nhờ vậy đã được ngăn chặn kịp thời.

+ Bên cạnh đó, địa phương còn ban hành quy ước “Bảo vệ rừng dừa nước xã Cẩm Thanh” nhằm tác động và điều chỉnh ý thức của người dân trong việc BVMT và Rừng dừa ngập mặn. Hội Nông dân xã cũng đã tổ chức cho cán bộ hội viên phối hợp cùng thanh niên mở nhiều đợt ra quân trồng dừa, đồng thời, tích cực vận động người dân tham gia vào dự án “Phục hồi Rừng dừa nước”. Nhờ vậy, diện tích rừng dừa những năm gần đây được phục hồi đáng kể.

+ Để bảo vệ nguồn tôm cá, xã Cẩm Thanh đã thành lập hai tổ tự quản cấm đánh bắt cá bé, thường xuyên thu dọn rác trong Rừng dừa và vận động bà con không tận thu các loài thủy sản khi chúng còn nhỏ chưa đến độ được khai thác.

+ Đường xá luôn được giữ trong trạng thái sạch sẽ, rác được tập kết đúng nơi quy định.

+ Xã cũng đã ra những thông báo và quy định về các hoạt động BVMT và TNDL. Những trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm theo quy định đã đặt ra.

- Mức độ tham gia của CĐĐP vào hoạt động BVMT và TNDL xã Cẩm Thanh

Biểu đồ 2.1. Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động BVMT và TNDL tại xã Cẩm Thanh

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]

Kết quả khảo sát cho thấy rằng, sự tham gia của cư dân Cẩm Thanh vào hoạt BVMT và TNDL chủ yếu ở mức độ thụ động, thông tin và tư vấn, trong đó cao nhất là ở mức độ thông tin với 93,4%. Tức là, người dân được thông báo về các vấn đề liên quan đến các hoạt động BVMT và TNDL tại địa phương, sẵn sàng cung cấp thông tin hoặc trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề BVMT và TNDL, đồng thời, người dân được tham gia các cuộc họp CĐ và đóng góp ý kiến của mình về các vấn đề liên quan đến BVMT và TNDL. Người dân Cẩm Thanh phần lớn tham gia hoạt động BVMT và TNDL một cách có ý thức trên tinh thần tự giác cao nên việc chỉ tham gia khi được nhận hỗ trợ hoặc quyền lợi là rất ít. Mức độ chức năng và tương tác cũng chiếm tỉ lệ nhỏ vì tham gia vào nhóm/tổ BVMT và TNDL và bàn bạc những vấn đề liên quan chỉ tập trung vào một số nhóm cư dân như tổ trưởng tổ DLCĐ, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư chi bộ… với vai trò là đại diện cho tiếng nói chung của người dân. Ở Cẩm Thanh, người dân vẫn chưa thể chủ động đưa ra các sáng kiến và tự quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động BVMT và TNDL.

 Cộng đồng địa phương tham gia các hoạt động du lịch tại Cẩm Thanh - Các hoạt động du lịch của CĐ cư dân xã Cẩm Thanh

Du lịch Cẩm Thanh đang từng bước được cải thiện. Những lợi ích từ DL đã thu hút ngày càng đông sự tham gia của người dân địa phương. Nhờ vậy, hoạt động DL

84.4% 93.8% 68.8% 2.4% 3.5% 2.1% 0.0% Thụ động Thông tin Tư vấn Khuyến khích Chức năng Tương tác Chủ động

tại đây trở nên sôi nổi, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách, trong đó tập trung vào các dịch vụ chính như kinh doanh lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển… và các dịch vụ khác như bơi thuyền thúng, tham gia các tour DLCĐ, bán hàng lưu niệm, kinh doanh nước giải khát, cho thuê xe đạp… Với sức nóng của DL Cẩm Thanh hiện nay, việc đảm bảo chất lượng dịch vụ DL và làm thỏa mãn tất cả nhu cầu của du khách là việc làm hết sức khó khăn. Nhiều biện pháp đã được thực hiện như giám sát, xử phạt, tập huấn… phần nào cải thiện chất lượng dịch vụ DL nơi đây.

- Mức độ tham gia của CĐĐP vào phát triển các hoạt động du lịch tại Cẩm Thanh

Biểu đồ 2.2. Mức độ tham gia của cộng đồng vào phát triển các hoạt động du lịch tại Cẩm Thanh

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]

Về tham gia vào phát triển các hoạt động DL tại Cẩm Thanh, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người dân tham gia vào phát triển các hoạt động DL nơi đây mới chỉ dừng lại ở mức độ chức năng, không có người dân nào tham gia ở bậc tương tác và bậc chủ động. Chiếm tỉ lệ cao nhất là mức độ khuyến khích, tức là người dân đang làm việc trong các cơ sở kinh doanh DL, tham gia cung cấp các dịch vụ DL để kiếm thu nhập. Mức độ này chiếm tỉ lệ tuyệt đối vì đối tượng mà tác giả lựa chọn

18.1% 96.5% 70.1% 100% 5.2% 0.0% 0.0% Thụ động Thông tin Tư vấn Khuyến khích Chức năng Tương tác Chủ động

khảo sát là người dân có tham gia vào hoạt động DL địa phương. Việc nhận thông báo về kế hoạch phát triển DL của địa phương ít phổ biến, thường mang tính truyền miệng nhiều hơn và thông tin hay bị nhiễu do xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, đến khi chính thức đi vào thực hiện thì người dân mới rõ, vì vậy, mức độ thụ động chiếm tỉ lệ tương đối với 18.1%. Về việc cung cấp thông tin, trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động DL địa phương thì hầu hết người dân đều nhiệt tình tham gia (96.5%). Tuy nhiên, các thông tin này mang tính cảm tính nhiều hơn vì nhiều vấn đề mang tính hoạch định, chiến lược, người dân vẫn chưa được thông tin rõ ràng, họ trả lời theo những gì họ thấy và cảm nhận được. Để phát triển DLCĐ một cách bền vững thì việc tổ chức các cuộc họp, lấy ý kiến từ người dân - nhân tố chính của DLCĐ là việc rất quan trọng và cần thiết, vì vậy, xã Cẩm Thanh và thành phố Hội An cũng đã thường xuyên tổ chức các buổi họp CĐ, các buổi nói chuyện hay thông qua những buổi tập huấn để nắm bắt tình hình cụ thể ở địa phương để có những điều chỉnh kịp thời, do đó, mức độ tương tác cũng chiếm tỉ lệ cao (70.1%). Qua khảo sát, có 5.2% CĐ tham gia ở mức chức năng, hình thức biểu hiện của mức này là CĐ tham gia vào các tổ DLCĐ cung cấp các dịch vụ DL địa phương. Nhóm này chiếm tỉ lệ khá thấp vì hiện nay, phần lớn người dân không tham tổ CĐ mà hoạt động một cách riêng lẻ, mang tính “mạnh ai nấy làm”.

 Hoạt động quảng bá du lịch địa phương

- Các hoạt động quảng bá du lịch của cộng đồng cư dân xã Cẩm Thanh

Để hình ảnh và sức hút DL có sức lan tỏa lớn cần phải có một chiến lược lâu dài về các hoạt động quảng bá, xúc tiến DL. Đây là một yếu tố quan trọng, quyết định rất lớn đến sự thành công của một điểm DL. DL Cẩm Thanh mới chỉ phát triển chủ yếu tại điểm DLST Rừng dừa Bảy Mẫu, khách biết nhiều đến nơi đây cũng chỉ là những du khách đến từ Quảng Nam, Đà Nẵng, khách ở xa hầu như chưa biết đến. Mặc dù chưa mang lại hiệu quả cao nhưng nhìn chung, người dân Cẩm Thanh đã tích cực tham gia vào các hoạt động quảng bá DL nơi đây, biểu hiện: Người dân có tham gia vào các sự kiện, chương trình quảng cáo do thành phố/tỉnh tổ chức; liên hệ

với các công ty lữ hành để quảng cáo dịch vụ; đăng tin quảng cáo trên website DL, báo, tạp chí; lập website riêng… và phương tiện được sử dụng nhiều nhất, thông dụng nhất, đó là qua mạng xã hội facebook. Ngoài ra, thông qua hướng dẫn viên DL, kỹ năng phục vụ DL của người dân địa phương, chất lượng dịch vụ tại điểm đến cũng chính là cách quảng bá tốt nhất, hiệu quả nhất.

- Mức độ tham gia của CĐĐP vào hoạt động quảng bá du lịch Cẩm Thanh

Biểu đồ 2.3. Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động quảng bá du lịch tại xã Cẩm Thanh

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]

Qua khảo sát, hoạt động quảng bá DL Cẩm Thanh còn yếu và chưa được đầu tư nhiều: Website DL của xã còn khá đơn giản và chưa đăng tải nhiều thông tin, hoạt động quảng bá thì hầu như mỗi người dân, mỗi công ty DL tự tìm cách giới thiệu dịch vụ của mình đến với du khách theo cách riêng của mình, trong đó, phương tiện chủ yếu là thông qua mạng xã hội. Những người dân thông thạo hơn, kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ hơn thì họ lập website riêng để dễ dàng cho các hoạt động quảng bá. Trong các mức độ tham gia của CĐĐP, việc tham gia các sự kiện, chương trình quảng cáo do thành phố/tỉnh tổ chức, thường người dân phải trông chờ vào sự hỗ trợ về chi phí cũng như các phương tiện cần thiết khác, tức là người dân

10.4% 87.5% 27.8% 90.3% 3.5% 0.0% 0.0% Thụ động Thông tin Tư vấn Khuyến khích Chức năng Tương tác Chủ động

tham gia vào hoạt động quảng bá DL địa phương khi nhận được quyền lợi hoặc sự hỗ trợ, vì vậy, mức độ tham gia hoạt động quảng bá DL của CĐĐP tập trung vào mức độ khuyến khích với 90.3%. Vấn đề cung cấp thông tin hay trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động quảng bá DL địa phương được người dân nhiệt tình tham gia, tỉ lệ này chiếm 87.5%. Do chưa được quan tâm đúng mức nên việc người dân nhận được thông báo về hoạt động quảng bá DL ít được thực hiện, hay trong các cuộc họp, việc lấy ý kiến liên quan đến hoạt động quảng bá DL địa phương ít khi được triển khai, trừ khi có những buổi hội chợ hay sự kiện phát động từ cấp trên nên mức độ tham gia thụ động chiếm 10.4% và tư vấn chiếm 27.8%. Mức độ tương tác và chủ động trong hoạt động quảng bá DL xã Cẩm Thanh chưa có sự tham gia của CĐ địa phương.

Như vậy, từ những phân tích trên, sự tham gia của CĐĐP Cẩm Thanh vào hoạt động DL địa phương tập trung ở 4 mức độ: thụ động, thông tin, tư vấn và khuyến khích, 2 mức độ tham gia thấp là chức năng và tương tác. Mức độ tham gia chủ động của người dân trong hoạt động DL chưa được thực hiện, tức CĐĐP chưa có quyền chủ động của trong việc quyết định mọi vấn đề phát triển DL địa phương mình. Qua đó thấy rằng, DLCĐ xã Cẩm Thanh mới phát triển ở mức độ bình thường, chưa có sự đột phá so với các mô hình DLCĐ khác. Chủ nhân của mô hình này - CĐĐP chưa phải là yếu tố quyết định mọi vấn đề, họ mới chỉ giữ vai trò là người tham gia phục vụ DL bằng sức lao động của mình, những vấn đề quan trọng khác như quản lý, lập kế hoạch… vẫn chưa được tận dụng hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)