Khai thác hiệu quả làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 105 - 107)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.5. Khai thác hiệu quả làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch

Khai thác các giá trị làng nghề truyền thống phục vụ phát triển DL được xem là hướng đi bền vững được nhiều nơi thực hiện và mang lại hiệu quả đáng kể. Khẳng định rằng, muốn DL phát triển bền vững, tránh sự bấp bênh thì phải có sự tự chủ về kinh tế. Và để tự chủ tốt về kinh tế thì nên dựa vào các yếu tố nghề sẵn có, từ đó phát triển lên gắn với DL. Đây là vấn đề Cẩm Thanh đã nhìn thấy nhưng chưa tạo được sự đột phá trong việc khai thác hiệu quả các giá trị của làng nghề truyền thống. Vì vậy, làng nghề truyền thống nơi đây hiện tại vẫn chưa phát huy hết giá trị và vai trò vốn có của mình trong việc phục vụ phát triển DL.

Trung tâm tranh tre dừa nước Cẩm Thanh do hoạt động không hiệu quả đã thay thế bằng công trình khác. Vấn đề này xuất phát từ việc giá sử dụng mặt bằng trong trung tâm vượt ngoài khả năng chi trả của các hộ dân làm tre dừa. Chính vì không

tìm được tiếng nói chung đó, trung tâm làng nghề hoạt động leo lắt, rời rạc và sau một thời gian thì ngừng hoạt động. Với hiện trạng người dân làm tranh dừa tại nhà phân bố rãi rác các thôn Cẩm Thanh thật sự rất khó để có thể khai thác tốt làng nghề này phục vụ phát triển DL. Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển bền vững, Cẩm Thanh cần quyết liệt hơn nữa trong việc khôi phục lại làng nghề tre dừa. Trung tâm tranh tre dừa nước Cẩm Thanh có thể được xây dựng lại trong khuôn viên của nhà DLCĐ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan, mua sắm của du khách cũng như kết hợp các tour, tuyến DL. Đồng thời, chính quyền cần khuyến khích, kêu gọi các hộ dân làm tre dừa tham gia vào trung tâm làng nghề vừa sản xuất vừa trưng bày các sản phẩm mình làm ra. Mặt khác, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện tối đa như hỗ trợ về vốn, trang thiết bị, mặt bằng cùng các chính sách đãi ngộ hợp lý để người dân phấn khởi, an tâm tham gia và sản xuất.

Bên cạnh những nỗ lực khôi phục lại làng nghề tre dừa, Cẩm Thanh còn có một số làng nghề khác có thể khai thác phát triển DL như làng chài thôn Vạn Lăng, nghề làm mắm Cẩm Thanh. Với vị trí địa lý thuận lợi và sự ưu đãi của thiên nhiên, nơi đây được sở hữu nguồn thủy hải sản dồi dào đã hình thành nhiều làng nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản. Văn hóa làng chài, đời sống sinh hoạt cư dân vùng biển, phương thức làm nước mắm cổ truyền ở vùng đất “chưa mưa đã thấm” là những giá trị có thể khai thác phục vụ DL. Các làng nghề này mới chỉ hoạt động theo chức năng vốn có chứ chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức để phát triển DL. Trên thực tế, các làng nghề truyền thống này đã được một số công ty đưa vào các chương trình DL nhưng chưa nhiều và chưa có sức hấp dẫn lớn. Ngày nay, cuộc sống nhiều đổi thay, chính sự nguy hiểm và bấp bênh của nghề biển, nhiều gia đình không còn bám nghề. Trước thực trạng này, chính quyền cần quan tâm và có những định hướng kịp thời đối với các làng nghề truyền thống này để không bi mai mọt, quên lãng. Chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi để người dân vừa sản xuất vừa làm DL thông qua việc hỗ trợ vốn, trang thiết bị và cung cấp cho người dân những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về cách thức làm DL hiệu quả. Đồng thời, cần tạo điểm nhấn, điểm nổi bật ở mỗi làng nghề như lễ hội Cầu Ngư, lễ giỗ tổ

nghề mắm cổ truyền. Bên cạnh đó, cần triển khai các hoạt động hấp dẫn tại làng nghề như tham quan, trãi nghiệm cùng người dân đi biển, tham gia vào các công đoạn làm mắm; trưng bày và bán các sản phẩm lưu niệm gắn với làng nghề như nơm cá, chài lưới, mô hình thuyền thúng, bán các loại mắm… tạo sự gần gũi cũng như gợi nhớ về vùng đất yên bình này trong lòng du khách thông qua những món quà này. Mặt khác, kết hợp với các công ty DL hình thành các tour, tuyến DL qua các làng nghề truyền thống này để du khách có cơ hội biết nhiều đến những nơi này.

Khai thác các giá trị làng nghề truyền thống phục vụ DL đã được nhiều địa phương thực hiện và mang lại hiệu quả đáng kể. Đây vừa là cơ hội để du khách có thể khám phá, tìm hiểu kỹ hơn về đời sống văn hóa cư dân Cẩm Thanh, vừa quảng bá hình ảnh nơi đây đến với du khách một cách mộc mạc, gần gũi nhất. Hội An là vùng đất có nhiều làng nghề nổi tiếng và hướng đi gắn làng nghề với phát triển DL đã được nơi đây thực hiện thành công. Đây là nền tảng để Cẩm Thanh học hỏi và phát huy lợi thế vốn có, mang lại kết quả như mong đợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại xã cẩm thanh, thành phố hội an, tỉnh quảng nam (đạo tạo thí điểm) (Trang 105 - 107)